BÀI 3: YÊU LAO ĐỘNG
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Lao động là gì?
A. Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
B. Là làm giảm bớt khó khăn hoặc để thực hiện một công việc nào đó.
C. Là chia sẻ cho người khác đồ ăn.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 2: Biểu hiện của yêu lao động là?
A. Vui vẻ giúp bố mẹ làm việc nhà.
B. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
C. Giúp bàn cho đàn gà ăn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Biểu hiện của lười lao động là?
A. Mải mê chơi điện tử không phụ mẹ cắm cơm.
B. Ngủ dậy muộn nên không trực nhật lớp.
C. Ăn xong vứt bát một góc đợi mẹ về rửa.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Hành động thể hiện yêu lao động là?
A. Chủ động giúp cô giáo xoá bảng.
B. Say sưa, ngâm nga từng câu hát chăm sóc vườn rau.
C. Chăm chỉ lau nhà cho sạch.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Nhiệt tình tham gia các hoạt động của xã hội, vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình có phải là biểu hiện của yêu lao động không?
A. Có
B. Không
Câu 6: Em thể hiện tình yêu lao động bằng cách nào?
A. Thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B. Lau nhà.
C. Tự gấp quần áo.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Vì sao phải yêu lao động?
A. Lao động sẽ giúp chúng ta tích luỹ được kiến thức.
B. Cuộc sống tốt đẹp hơn.
C. Tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội và giúp phát triển các ngành lao động trong xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Lợi ích của yêu lao động?
A. Giúp bản thân khoẻ mạnh.
B. Tốn thời gian.
C. Làm bản thân mệt mỏi.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Chỉ người nghèo mới phải lao động.
B. Yêu lao động là đáng chê cười.
C. Lao động đem lại cho con người niềm vui.
D. Không cần quý trọng những người yêu lao động.
Câu 10: Trẻ em có bổn phận làm những việc phù hợp với khả năng đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối. Đó là biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập”?
A. Yêu lao động.
B. Tự nhận thức bản thân.
C. Cần cù, siêng năng.
D. Yêu thương con người.
Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của yêu lao động?
A. Làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp.
B. Tích cực tham gia các buổi lao động do lớp, trường hoặc địa phương tổ chức.
C. Nhờ người khác làm hộ phần việc của mình để đi chơi.
D. Tự giác làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…là vinh quang”?
A. Lao động.
B. Cần cù.
C. Chăm chỉ.
D. Giúp đỡ.
Câu 4: Lao động là vinh quang là câu nói của ai?
A. Bác Hồ.
B. Nông Đức Mạnh.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 5: Khi yêu lao động, con người có cảm giác gì?
A. Người ta cảm thấy mình có giá trị hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn.
B. Ta thấy hạnh phúc hơn trong quá trình lao động.
C. Làm cho cuộc sống của vạn vật xung quanh ta trở nên tốt đẹp hơn.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Khi mọi người xung quanh em đang lao động em sẽ làm gì?
A. Giúp đỡ họ.
B. Không quan tâm.
C. Thờ ơ, vô cảm.
D. Đáp án A, C đúng.
Câu 7: Lao động tạo ra giá trị cho chính mình và cho người khác, từ đó nhận được sự nể phục, kính trọng đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Lao động giúp bản thân chúng ta khoẻ mạnh hơn.
B. Lao động là việc của người lớn.
C. Chỉ lao động khi bản thân mình đang vui.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Thái độ, hành vi thể hiện sự yêu lao động?
A. Vui vẻ làm việc.
B. Khó chịu, mệt mỏi.
C. Quan tâm, lắng nghe.
D. Đáp án A, C đúng.
Câu 10: Nếu không lao động, con người sẽ trở thành?
A. Kẻ vô công, rồi nghề.
B. Người không có giá trị.
C. Con người nhàm chán.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
A. Hồng nên chọc bạn một chút để bạn tính ngủ và vui vẻ hơn, sau đó khuyên và động viên bạn nên dậy đi lao động cùng mình.
B. Hồng phân tích cho bạn viết tham gia lao động không những mình hoàn thành nhiệm vụ mà còn giúp mình khoẻ mạnh hơn.
C. Hồng nên phân tích cho Nhàn hiểu lợi ích của lao động.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo rằng “Để đấy, mai nhổ cũng được có sao đâu!”. Theo em, Lương nên ứng xử như thế nào?
A. Lương nên bảo Toàn đi trước lát Lương nhổ xong thì sẽ ra đá cùng mọi người.
B. Lương đi chơi cùng Toàn.
C. Lương nhận lời Toàn.
D. Đáp án A, C đúng.
Câu 3:Quỳnh đang chơi thì thấy ông nội đang quét nhà. Nếu là Quỳnh, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ ông.
B. Tiếp tục chơi.
C. Chạy lại và giúp ông quét nhà.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động?
A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
B. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
C. Ơn trời mưa nắng phải thì/ Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để thể hiện tinh thần yêu lao động?
A. Tích cực tham gia dọn dẹp, vệ sinh trường học.
B. Chăm chỉ hoàn thành những công việc lao động được giao.
C. Trực nhật lớp thật sạch sẽ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.