– Tên truyền thống: Hội Gióng
– Lịch sử ra đời: bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ. Lý Công Uẩn sau khi sáng lập ra Triều Lý, thường đến đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng dâng hương cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước.
- Ý nghĩa của truyền thống: để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
– Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thành Gióng
– Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó? Tổ chức đều đặn hàng năm và kéo dài suốt vài ngày.
– Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
– Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: nghi lễ cúng bái, thi vật, rước kiệu,...
– Trách nhiệm của em trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống của địa phương: gìn giữ và tuyên truyền ca ngợi quảng bá.