Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A.2. B.3. C. 4. D.5.

THÔNG HIỂU

Bài tập 10.5. Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là

A.2.        B.3.          C. 4.          D.5.

Bài tập 10.6. Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hoà theo quy tắc octet?

A. BeH2.   B. AICl3.   C. PCl5.   D. SiF4.

Bài tập 10.7. Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây?

A. H2O.      B. NO2.       C. CO2.        D.CI2.

Bài tập 10.8. Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với các nguyên tử của các nguyên tô khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích.
Bài tập 10.9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử potassium (kali) là 4s1,cấu hình electron lớp ngoài cũng của nguyên tử bromine là 4s24p5. Làm thế nào các nguyên tử potassinum vá bromine có được cấu hình electron của nguyên tử khi hiếm theo quy tắc octet.
Bài tập 10.10. Khi hình thành liên kết H + CI → HCI và khi phá vỡ liên kết HCI → H + CI thì hệ thu năng lượng hay toả năng lượng. Năng lượng phân tử HCI lớn hơn hay nhỏ hơn năng lượng hệ hai nguyên tử H và CI riêng rẽ? Trong hai hệ đó thì hệ nào bền hơn?
Bài tập 10.11. Trong phân tử Na2S, cấu hình electron của các nguyên tử có tuân theo quy tắc octet không?

Câu trả lời:

Bài tập 10.5. Đáp án: C

Phân tử CS2 được biểu diễn:→ tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là 4.

Bài tập 10.6. Đáp án: D

Phân tử BeH2 được biểu diễn H : Be : H

Phân tử AICl3 được biểu diễn

 

Phân tử PCl5 được biểu diễn

 

Phân tử SiF4 được biểu diễn

 

Bài tập 10.7. Đáp án: B

Phân tử H2O được biểu diễn

 

Phân tử NO2 được biểu diễn

 

Phân tử CO2 được biểu diễn

Phân tử CI2 được biểu diễn

 

Bài tập 10.8.

  • Nguyên tử khí hiếm đều có cấu hình electron bão hoà là ns2np6 (trừ helium có cấu hình 1s2 làm cho nguyên tử khí hiếm rất bền vững nên các nguyên tử khí hiếm rất khó tham gia phản ứng hoá học. Trong tự nhiên, các khí hiếm đều tồn tại ở trạng thái nguyên tử (hay còn gọi là phân tử một nguyên tử) tự do, bền vững (nên còn gọi là các khí trơ).
  • Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng liên kết với nhau để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm, ví dụ: H2, Cl2, HCI, CO2,... hay tự tập hợp lại thành các khối tinh thể, ví dụ: tinh thể NaCl,...

Bài tập 10.9.

  • Nguyên tử potassium chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhường đi 1 electron này để tạo thành ion dương. lon dương (K+) có cấu hình elecron lớp ngoài cùng giống với khí hiếm argon (3s23p6) đứng trước potassium trong bảng tuần hoàn.
  • Nguyên tử bromine có 7 electron ở lớp electron ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron tạo ra anion bromide (Br-) có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống với khí hiếm krypton  (4s24p6), đứng sau bromine trong bảng tuần hoàn.

Bài tập 10.10.

  • Khi hình thành liên kết H + Cl → H-CI thì hệ toả ra năng lượng và ngược lại khi phá vỡ liên kết H-CI → H + CI thì hệ thu thêm năng lượng.
  • Xét về mặt năng lượng thì phân tử H-CI có năng lượng nhỏ hơn hệ hai nguyên tử H và Cl riêng rẽ. Trong hai hệ đó thì hệ H-CI bền hơn hệ H và CI.

Bài tập 10.11.

Cấu hình electron của nguyên tử Na:

Cấu hình electron của nguyên tử S:

Khi Na kết hợp với S, mỗi nguyên tử Na nhường đi 1 electron hoá trị duy nhất để tạo thành cation Na+ có 8 electron ở vỏ nguyên tử giống với khí hiếm neon.

Nguyên tử S có 6 electron hóa trị nhận thêm 2 electron từ hai nguyên tử Na tạo thành ion sulfide S2− có 8 electron ở vỏ nguyên tử giống với khí hiếm argon

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com