Từ " đế" trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà ( tương truyền của Lý Thường Kiệt)....

I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một vấn đề văn học trung đại

II. Thực hành

Câu hỏi:

- Từ " đế" trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà ( tương truyền của Lý Thường Kiệt).

- Nguyễn Trãi là anh hùng hay Nghệ sĩ?

- Phải chăng" những điều trông thấy mà đau đớn lòng" là nội dung bao trùm trong nhiều tác phẩm của Nguyễ Du?

- Vì sao Nam Bộ dùng từ "kể thơ Vân Tiên", "nói thơ Vân Tiên" mà không dùng " "đọc thơ Vân Tiên"

Câu trả lời:

- Ý tưởng ấy nằm ngay ở câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó linh hồn của câu (và của cả bài) chính là chữ “Đế” mà tất cả các bản dịch đều chuyển thành “vua”  (“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…).

Dịch như vậy vì các dịch giả đã quên rằng từ “vua” của chữ quốc ngữ lại bao hàm hai từ Hán là “Đế” và “Vương”. Tuy cùng có hàm nghĩa “vua”, nhưng hai loại vua này có địa vị cách nhau rất xa.

Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

Bài thơ Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn phủ định cái thế giới quan dẫn tới mối quan hệ phi lý đó, để khẳng định nền độc lập của nước ta với sự đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc (của Hoàng đế ta) với Bắc quốc (của Hoàng đế Tàu).

- Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com