a) Mô hình hộ sản xuất kinh doanh:
Câu 1. Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? số lao động tham gia là bao nhiêu?
- Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do anh T chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số lao động tham gia là toàn bộ thành viên trong gia đình anh T.
2. Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anh T?
- Quy mô kinh doanh của gia đình anh T là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân làm chủ, quy mô nhỏ lẻ, dễ hoạt động sản xuất. Nhưng chính vì vậy nên khó huy động vốn, khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.
b) Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh:
Câu 1. Hợp tác xã đoàn kết gồm mấy thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào? Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì?Theo em, Tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác?
- Hợp tác xã đoàn kết gồm 8 thành viên.
- Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là có điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn mới, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo cấy tập trung, phân bón cân đối nên thu được kết quả cao hơn so với trước đây với mô hình hộ sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã còn lo bao tiêu sản phẩm đầu ra, bán với giá ổn định nên các thành viên rất yên tâm, tin tưởng phát triển sản xuất.
- Anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác là vì để có thêm thành viên hình thành mô hình hợp tác xã, giúp huy động vốn dễ dàng, nâng cao mức thu nhập cho mõi hộ gia đình.
c) Mô hình doanh nghiệp:
Câu 1. Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X.
- Những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X: Kinh doanh mặt hàng điện tử gia dụng, vốn thành lập và làm chủ là Ông Q, có trụ sở giao dịch, có cơ cấu nhân sự, bộ máy điều hành. Doanh nghiệp ông Q được nhà nước cấp phép hoạt động và phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu 2. Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật như thế nào?
- Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật: Do ông Q bỏ vốn đầu tư, làm chủ, mục đích sinh lợi. Chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu 3. Công ty hợp doanh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp doanh có quyền và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty ?
- Công ty hợp doanh QT được thành lập bởi ông T và Ông Q
- Các thành viên hợp doanh có quyền và nghĩa vụ trong công ty: chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên hợp doanh có quyền ngang nhau trong quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ công ty.
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã cam kết vào công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ đượa quy định tại điều lệ công ty, không được tham gia quản lí công ty và hoạt động kinh doanh nhân doanh công ty.
Câu 4. Theo em công ty hợp doanh có ưu điểm gì so với công ty tư nhân?
- Ưu điểm của công ty hợp doanh: Có thể huy động nguồn vốn, tăng người để cùng quản lý công ty, tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.
Câu 5. Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N ?
Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N: Chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà không lo ảnh hưởng đến các tài sản khác của gia đình.
Câu 6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào ? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao ?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: có thêm 4 người bạn thân đầu tư thêm 4 tỉ đồng vào vốn điều lệ và đề nghị chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên với vốn điều lệ là 9 tỉ đồng.
- Cơ chế tổ chức và hoạt động của công ty: Cả năm người hợp thành hội đồng thành viên, duy trì hoạt động công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Câu 7. Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt động của công ty cổ phần?
- Công ty cổ phần A được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông
- Phương thức hoạt động của công ty cổ phần: hằng năm công ty tổ chức đại hội cổ đông, bầu ra hội đồng quản trị. Công ty được phát hành chứng khoán để huy động vốn. các cổ đông được chia lợi tức cổ phần theo số cổ phần đóng góp cho công ty.
Câu 8. Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hoá?
Doanh nghiệp K là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp K đã trở thành một công ty cồ phần với số vốn lớn hơn nhiều so với trước. Số vốn nhà nước chỉ còn chiếm 54% vốn của công ty, phần còn lại cho phép tư nhân đầu tư.