Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

Câu 2. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào? Hãy liệt kê những đặc điểm của hai nhân vật này (dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích, lời nói và hành động).

Câu 3. Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?

Câu 4. Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?

Câu 5. Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?

Câu 6. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió

  • Phần 1: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu
  • Phần 2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
  • Phần 3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường

Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió; tất cả những con người, sự kiện trong tác phẩm đều liên quan trực tiếp tới nhân vật này.

Câu 2. 

Đôn-ki-hô-tê

  • Xuất thân: Qúy tộc nghèo
  • Dáng vẻ: Gấy gò, cao lênh khênh
  • Trang bị: Một con ngựa còm, mũ, áo, giáp đều bằng sắt đã han rỉ
  • Mục đích: Làm hiệp sĩ, trừ gian tà, cứu người lương thiện
  • Tính cách: Dũng cảm
  • Suy nghĩ: viển vông xa vời thực tế

Xan- chô Pan- xa

  • Xuất thân: nông dân
  • Dáng vẻ: béo lùn
  • Trang bị: Một con lừa thấp lè tè, một túi thức ăn, một bầu rượu
  • Mục đích: làm giám mã, mong hưởng chiến lợi phẩm để làm giàu
  • Tính cách: thật thà
  • Suy nghĩ: tỉnh táo, thực dụng

Câu 3. 

Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì: 

  • Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu
  • Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng
  • Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
  • Theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương.

Xan-chô xác định những thứ Đôn Ki-hô-tê nói đến là cối xay gió trong khi Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.

Câu 4.  

Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được nhà văn là cố tình xây dựng với sự tương phản hoàn toàn về mọi mặt. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên lưng con ngựa còm nên trông như càng cao thêm. Xan-chô Pan-xa đã béo lùn lại ngồi trên lưng lừa nên càng lùn tịt. Đôn Ki-hô-tê có khát vọng cao cả, Xan-chô Pan-xa chỉ có ước muốn tầm thường. Đôn Ki-hô-tê khao khát giúp ích cho đời, Xan-chô Pan-xa chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Đôn Ki-hô-tê sống với ảo ảnh và lí tưởng, Xan-chô Pan-xa sống với rượu thịt và thực tế. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm, Xan-chô Pan-xa hèn nhát… Đặt cạnh nhau, người này sẽ làm cho tính cách của người kia nổi bật.

Câu 5. 

- Điểm tốt và không tốt lí tưởng và hành động của Đôn Ki-hô-tê:

  • Đầu óc mê muội, không tỉnh táo:
    • Nhìn thấy những chiếc cối xay gió (đến ba bốn chục chiếc) lão lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn.
    • Tư tưởng: Đôn Ki-hô-tê muốn diệt ác cứu đời. Khát vọng ấy tuy tốt đẹp nhưng đã bị đầu óc hoang tưởng kia làm cho sai lệch và trở nên hão huyền.
    • Hành động: Chẳng chút sợ sệt, lão xông vào cuộc giao tranh dữ dội một cách dũng cảm, không cân sức.
  • Tuy bị trọng thương nhưng lão không hề rên rỉ. Lẽ ra điều ấy đáng được khen ngợi, nhưng thật đáng tiếc là lão muốn làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách mà lão rất say mê. Đôn Ki-hô-tê cũng không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kế cả chuyện ăn, chuyện ngủ như bao nhiêu kẻ trên đời.

=> Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt, hành hiệp trượng nghĩa nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp.

- Câu chuyện nhằm phê phán: Nhà văn muốn phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời.

Câu 6. 

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Tuy nhiên, em không chọn một lối sống nào trong cả hai. Bởi lẽ:

  • Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
  • Cuộc sống xung quanh chúng ta, có rất nhiều người thường hay suy nghĩ mộng tưởng, xa rời thực tế về công việc, tình yêu, bạn bè,...Một người mơ mộng, sống không thực tế có khả năng cao phải đối diện với rất nhiều thất bại trong cuộc sống. Công việc có thể hiểu là trong làm ăn, chuyện tình cảm, chuyện bạn bè,... Đối trước công việc nào cũng mộng tưởng sinh ra chán nản, nhàm chán dẫn đến mọi việc đổ vỡ, thất bại. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net