Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong những đoạn thơ sau:

Câu hỏi 2. Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong những đoạn thơ sau: 

a. Năm gian nhà cỏ thấp le te, 

    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. 

    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, 

    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 

( Nguyễn Khuyến, Thu ẩm

b. Sáng hồng lơ lửng mây son, 

Mặt trời thức giấc véo von chim chào. 

    Cổng làng rộng mở. Ồn ào, 

Nông phu lững thững đi vào nắng mai. 

( Bằng Bá Lân, Cổng làng

Câu trả lời:

a. Từ tượng hình: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh.

Tác dụng: “Le te” cho thấy là lụp xụp và chẳng còn lành lặn. Tiếp đến ngõ tối và đêm sâu là cảnh bình thường nhưng ánh lửa đom đóm “lập lòe” lúc tối, lúc sáng làm cho ngõ tối và đêm sâu cũng biến dạng. Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu “phất phơ”, khiến cho rặng cây cũng nhạt bớt màu đêm. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp “lóng lánh”. Các từ tượng hình gợi khung cảnh mùa thu làng quê với tình thu man mác, dào dạt,…

b.

- Từ tượng hình: lơ lửng, lững thững

- Từ tượng thanh: véo von, ồn ào

Tác dụng: Từ “lơ lửng” gợi hình ảnh nắng hồng đang lên, từ “véo von” gợi tả âm thanh tiếng chim, từ “ồn ào” gợi tả âm thanh của cảnh làng quê buổi sáng, từ “lững thững” gợi dáng hình những người nông dân bước đi vào buổi sáng. Các từ tượng hình, tượng thanh ấy gợi tả một khung cảnh làng quê sáng sớm đẹp, yên bình.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net