Câu 1. Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn.
Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong thang bậc hiệu lực pháp lý, đóng vai trò là đạo luật gốc, làm cơ sở cho các văn bản khác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Những nội dung không thể thiếu trong hầu hết các bản hiến pháp, đó là những quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã làm cho hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhân quyền. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể vai trò của hiến pháp trên các phương diện cụ thể.
Thứ nhất; Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân.
Muốn đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình trạng nhân quyền của nước mình.
Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”, trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này. Theo đó, điều cần phải làm là ghi nhận những quyền này như một sự tuyên bố về nhân quyền và phải bảo vệ những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, kể cả từ phía nhà nước. Muốn đáp ứng được điều đó thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao để ghi nhận các quyền con người với tư cách là thành quả của cuộc cách mạng tư sản. Cũng từ đây, hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền tự do của con người ra đời. Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp đã là văn bản quan trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Nhờ sự ghi nhận này mà quyền con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm. Có thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người. “Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không cần có một bản hiến pháp cho mỗi một quốc gia”[3].
Ngày nay, các quốc gia đều ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp của nước mình. Chương về “quyền con người, quyền công dân” thường được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Có thể nói rằng quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của một quốc gia là một sự đảm bảo pháp lý để các quyền đó được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Trên một phương diện nào đó, có thể nói rằng hiến pháp chính là văn bản đảm bảo nhân quyền ở một quốc gia. Đảm bảo bằng cách ghi nhận những quyền đó. Sở dĩ nói như vậy là vì việc ghi nhận là điều rất quan trọng, là bước khởi đầu cho việc thực hiện các bước tiếp theo đó là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở một quốc gia. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp của một nước cũng là sự khẳng định và đảm bảo về mặt số lượng cũng như phạm vi các quyền mà các công dân cũng như cá nhân nước ngoài sống tại nước đó được hưởng thụ.
Thứ hai, Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Trước hết cần phải khẳng định rằng việc hạn chế quyền lực nhà nước là một điều rất quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở một quốc gia bởi lẽ, những quyền này rất dễ bị xâm phạm từ phía nhà nước. Nhà nước bảo đảm quyền con người nhưng “nhà nước cũng là một trong những nơi tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền vì so với các chủ thể khác trong xã hội, nhà nước có nhiều ưu thế hơn đó là nắm quyền lực trong tay, có nhân lực, có vũ khí, tiền bạc và được quyền bắt, giam, giữ con người khi cho họ là những nghi can, theo quy định mà chính bản thân nhà nước đặt ra. Bảo vệ nhân quyền trước hết và hơn bao giờ hết phải có sự ngăn ngừa từ phía Nhà nước. Ngăn ngừa bằng cách quy định một cách chặt chẽ các cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước”[4]. Muốn hạn chế quyền lực nhà nước cần phải: (i) có phân quyền để tránh tập trung quyền lực vào một cơ quan, tổ chức hay cá nhân; (ii) phải có cơ chế để các nhánh quyền lực chỉ được hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép.
Hiến pháp với tư cách là văn bản quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đã đáp ứng được hai yêu cầu nêu trên nên có thể nói rằng hiến pháp là văn bản hạn chế quyền lực nhà nước. Việc quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong hiến pháp theo tam quyền phân lập có sự phân chia, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực giúp tránh được kiểu quyền lực tập trung vào trong tay một người hay một nhóm người, dẫn đến quyền lực không có giới hạn giống quyền lực của các vị vua phong kiến chuyên quyền, độc đoán và hệ quả là quyền con người rất dễ bị xâm phạm vì ở đâu có sự độc đoán chuyên quyền là ở đó không có dân chủ và nhân quyền hoặc quyền con người bị xâm phạm nhiều nhất. Bên cạnh đó, việc kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực còn có tác dụng ngăn chặn sự lạm quyền, vượt quyền dẫn đến xâm phạm quyền con người của các cơ quan nhà nước.
Như vậy, với nội dung cơ bản và không thể thiếu trong bất cứ bản hiến pháp nào, đó là quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế phân quyền, hiến pháp đã trở thành công cụ pháp lý giới hạn quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự vượt quá giới hạn về quyền lực của các cơ quan, cán bộ nhà nước, bắt buộc họ chỉ được phép sử dụng quyền lực được giao trong phạm vi cho phép. Nhờ đó mà có sự đảm bảo cần thiết cho quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm.
Câu 2. Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thống (khẩu hiệu, tranh vẽ,...) giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thuyết trình ý nghĩa của sản phẩm đó trước lớp.
- HS thực hành thiết kế