Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là A. 5. B. 7. C. 2. D. 8.

NHẬN BIẾT

Bài tập 21.1. Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là

A. 5.          B. 7.           C. 2.         D. 8. 

Bài tập 21.2. Tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là

A. tính khử.            B. tính base.

C. tính acid.           D. tính oxi hoá.

Bài tập 21.3. Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là

A. Na3AlF6         B. NaF.          C. HF.          D. CaF2.

Bài tập 21.4. Ở điều kiện thưởng, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là

A. F2.          B. Br2.          C. I2.          D. Cl2.

Bài tập 21.5. Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?

A. NaCl.       B. KCl.         C. MgCl2.         D. NaF.

Bài tập 21.6. Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là

A. -1.          B. +7.           C. +5.         D. +1.

Bài tập 21.7. Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. VIIIA.            B. VIA            C. VIIA.            D. IIA. 

Bài tập 21.8. Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hoá mạnh nhất là 

A. F2.         B. Cl2.          C. Br2.          D. I2.

Bài tập 21.9. Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là

 A. F2.      B. Cl2.      C. Br2.       D. I2

Bài tập 21.10. Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt ?

A. F2.           B. Cl2.           C. Br2.           D. I2.

Bài tập 21.11. Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?

A. Tuyến thượng thận.            B. Tuyến tuy.

C. Tuyến yên.                          D. Tuyến giáp trạng.

Bài tập 21.12. Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là

A. fluorine.         B. chlorine.           C. bromine.    D. iodine.

Câu trả lời:

Bài tập 21.1. Đáp án: B

Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là ns2np5 ⇒ 7e lớp ngoài cùng

Bài tập 21.2. Đáp án: D

do có 7e lớp ngoài cùng nên các halogen dễ nhận 1e để đạt cấu hình giống khí hiếm gần nhất ⇒ tính oxi hoá

Bài tập 21.3. Đáp án: D

Bài tập 21.4. Đáp án: C

Bài tập 21.5. Đáp án: A

Bài tập 21.6. Đáp án: B

Bài tập 21.7. Đáp án: C

Bài tập 21.8. Đáp án: C

Bài tập 21.9. Đáp án: D

Bài tập 21.10. Đáp án: B

Bài tập 21.11. Đáp án: D

Bài tập 21.12. Đáp án: D (do trong 1 nhóm, độ âm điện giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân)

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net