Bài tập 1. a) Tại sao “Động tác đi khom cao” thường vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù?
b) Tại sao khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mỏ cò), đầu không nhấp nhô?
c) Thực hiện động tác đi khom cao.
Trả lời:
a) “Động tác đi khom cao” thường vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù vì động tác đi khom cao khi ở gần địch khó bảo đảm yếu tố bí mật nên chỉ vận dụng động tác trong các trường hợp như vậy.
b) Khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mỏ cò), đầu không nhấp nhô vì đi khom, chân đi nhún nhảy (mỏ cỏ) sẽ tạo ra yếu tố để địch chú ý sẽ không giữ được bí mật.
c) Thực hiện động tác theo hướng dẫn trong SGK và theo nội dung kết luận của giáo viên.