Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Khu di tích Đền Hùng

Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.

Quan sát hình 2, em hãy xác định một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng

2. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Đọc thông tin và quan sát từ hình 3 đến hình 5, em hãy:

Cho biết lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu và vào thời gian nào.

Nêu một số nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Trong lễ hội Đền Hùng thường diễn ra những hoạt động gì?

3. Truyền thuyết thời Hùng Vương

Đọc thông tin và quan sát các hình 8,9, em hãy kể lại truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" và "Bánh chưng, bánh giầy"

Câu trả lời:

1. Khu di tích Đền Hùng

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km.

Một số công trình kiến trúc chính:

  • Đền Quốc Mẫu Âu Cơ
  • Đền Thượng
  • Lăng Hùng Vương
  • Đền thờ Lạc Long Quân
  • Đền Hạ
  • Đền Giếng

2. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

  • Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.
  • Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..
  • Trong lễ hội Đền Hùng thường diễn ra các hoạt động: phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

3. Truyền thuyết thời Hùng Vương

  • Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên"

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

  • Truyền thuyết "Bánh trưng bánh giày"

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com