Đoạn trích kết thúc bằng dòng suy nghĩ cuối truyện của người anh: "Không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Dòng suy nghĩ ấy để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ và thể hiện nội tâm của nhân vật. Tâm trạng của người anh đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”. Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta. Anh còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, cũng hãnh diện vì đưa em gái có tài năng. Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không được như người ở trong tranh. Và hơn cả, người anh nhận ra ẩn sâu trong bức vẽ kia chính là tâm hồn trong sáng, lòng bao dung của người em gái. Người anh nhận ra dù bản thân có làm nhiều điều có lỗi nhưng cô em gái vẫn luôn yêu quý mình, không ghét bỏ hay đố kị với mình. Anh cảm thấy thực sự bản thân không xứng để được ngợi ca như thế! Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Nhân vật người anh do đó giành được sự cảm tình của mọi người.