Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

Câu hỏi 3. Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. 

Câu trả lời:

Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.
“Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn.
Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút uy nghi, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa. Giọng điệu mỉa mai bật lên chính ở 2 tiếng “Thái thú” ấy:

Kìa đền Thái thú đứng cheo leo

“Kìa” là đại từ để trỏ một vật từ xa. Trong văn cảnh từ “kìa” biểu cảm sự ngạc nhiên đến khó hiểu. Sầm Nghi Đống cầm quân bị đánh tơi tả, thắt cổ chết nhục nhã mà nay lại được đền thờ ư? Khó hiểu quá! Hài hước quá! Hai câu thơ đầu là sự khinh miệt, châm biếm. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net