Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

Câu 2: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các tác phẩm của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ là lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?

Câu 4: Qua sáu câu thơ đầu, em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật tình cảm đó.

Câu 5: Dòng thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Câu 6: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Câu 7: Phân tích hình ảnh "đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ

Câu 8: Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí

Câu trả lời:

Câu 1. 

Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài là về số chữ, số câu không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần. Bài thơ tự do  sử dụng âm thanh, hình tượng, màu sắc, đa dạng, phong phú, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân,mang tính cách tân, không chứa hình ảnh cũ kỹ,....

Câu 2. 

Bài thơ chia làm 3 phần:

  • 7 câu đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí.
  • 10 câu tiếp : Biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí.
  • 3 câu cuối : Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí. Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

Câu 3. 

- Lời thơ là lời tâm tình của tác giả với người đồng chí của mình.

- Việc chọn nhân vật để thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của tình đồng chí , đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm

Câu 4. 

- Ở 6 dòng đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí.  Các anh tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.

- Các hình ảnh: 

  • "nước mặn đồng chua", :"đất cày trên sỏi đá" => Xuất phát điểm của hai người đều từ vùng quê nghèo, khó khăn.
  • "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"; "Đêm rét chung chăn" => Có cùng chí hướng, mục tiêu, cùng nhau trải qua gian khổ.

=> Các hình ảnh đó làm nổi bật lên sự tương đồng của hai người lính. Qua đó hình thành cơ sở tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. 

Câu 5.

  • Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
  • Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.
  • Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.

Câu 6. 

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng: Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

Câu 7.

Hình ảnh đầu súng trăng treo, vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, súng là sự chết chóc là sự tàn khốc, còn trăng tượng trưng cho cái đẹp của cuộc sống yên bình.

Câu 8. 

Cảm hứng chủ đạo của bài này là cảm hứng về một tình yêu trong sáng, đầy sức sống, niềm tin và hi vọng. Tình yêu trong bài thơ mang đến cho con người ánh sáng của sự sống, niềm tin và hi vọng.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com