Phần đầu bài văn, tác giả đã nêu lên một nhận xét khái quát về lòng yêu nước như thế nào? Lời nhận xét ấy được thể hiện cụ thể ở mỗi con người ở mỗi miền quê ra sao?

Phần đầu bài văn, tác giả đã nêu lên một nhận xét khái quát về lòng yêu nước như thế nào? Lời nhận xét ấy được thể hiện cụ thể ở mỗi con người ở mỗi miền quê ra sao?

Câu trả lời:

Mở đầu, tác giả nêu một nhận xét khái quát, giản dị, mang tính quy luật về lòng yêu nước: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”

Lời nhận xét này đã được thể hiện cụ thể ở mỗi con người ở mỗi miền quê:

  • Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng)
  • Người xứ U-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh,  nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.
  • Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt;
  • Người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử => Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.
  • Người Mát-xcơ-va nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ – dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ => nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai…

=> Những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. 

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net