Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú. - Đưa ra được những hiểu biết về đỉnh núi cao nhất của nước ta. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi cho HS: + Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. + Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam? - Lưu ý: Nếu HS sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, GV có thể cho HS chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng đất này. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đưa ra câu trả lời: + Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Fansipan với độ cao 3.143m. + Đỉnh núi này thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 3 – Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Vị trí địa lí Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ, lược đồ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 trong SHS tr.15. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu: + Chỉ ranh giới của vùng Trung du và niền núi Bắc Bộ. + Cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào. - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ. - GV lưu ý với HS: Khi chi trên bản đồ phạm vi của vùng thì phải khoanh kín theo ranh giới của vùng đó. - GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức về vị trí địa lí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta; tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và nước Trung Quốc. Bên cạnh phần đất liền, vùng này còn có biển ở phía đông nam. * Đặc điểm thiên nhiên Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Mô tả được đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Xác định được vị trí một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,...) trên lược đồ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh và chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm). - GV nêu nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát hình 1(SHS tr.15) và các ảnh dưới đây em hãy: + Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu.
Dãy Hoàng Liên Sơn Vùng trung du và cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) - GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời và cách chỉ lược đồ. - GV nhận xét và tổng kết: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta và các dãy núi thấp hình cánh cung. Ngoài ra, nơi đây còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và nhiều cao nguyên nổi tiếng. - GV mở rộng cho HS thông tin về dãy Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàng Liên Sơn dài khoảng 180 km. Trên dãy núi này có nhiều cây hoàng liên nên được gọi là dãy Hoàng Liên Sơn.
• Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du miền núi Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm) và nêu nhiệm vụ học tập.
+ GV khuyến khích HS hãy giới thiệu về một số bức ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em đã sưu tầm. - GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp kết hợp chia sẻ bức ảnh tuyết rơi (nếu có). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét và tổng kết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, khi hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Đây là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và đôi khi có tuyết rơi ở một số vùng núi cao.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành
|
-
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc theo cặp.
- Các cặp trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thực hành theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS thực hành theo cặp.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác