Giải chi tiết Mĩ thuật 4 chân trời mới bản 2 bài 10: Khối và sự biến thể

Giải bài 10: Khối và sự biến thể sách Mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Quan sát và nhận thức

Quan sát và nhận xét những sản phẩm mĩ thuật dưới đây, chỉ ra:

+ Hình, khối cơ bản và sự biến thể

+ Màu sắc và vật liệu thực hiện sản phẩm

Học sinh tham khảo

Hướng dẫn trả lời:

- Hình khối cơ bản như hình tròn, trụ với sự biến thể của ghế, đàn,..

- Màu sắc gồm màu trắng, đỏ, đen,... với vật liệu như kim loại sơn, thép màu,..

Luyện tập và sáng tạo

-Tham khảo các bước thực hiện sản phẩm từ hình khối

- Hãy tạo dáng sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình khối cơ bản và sự biến thể.

Hướng dẫn trả lời: Học sinh tham khảo

Tham khảo:

Phân tích và đánh giá

- Nêu cảm nhận của em  về sản phẩm của bạn ( nhóm bạn ) theo gợi ý:

+ Chất liệu sản phẩm

+ Hình khối và sự biến thể của hình khối trong sản phẩm

- Chia sẻ kĩ thuật thực hiện sản phẩm và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của em ( nhóm em)

Hướng dẫn trả lời: Học sinh tham khảo

học sinh tham khảo

Vận dụng

Tìm hiểu những tác phẩm của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị.

Hướng dẫn trả lời:

Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920 tại làng Châu Ê (xã Thủy Bằng, thành phố Huế). Bà mồ côi mẹ từ năm 3 tuổi, theo cha sống ở Tây Nguyên 9 năm rồi về Huế học. Năm 1946, bà tốt nghiệp Nha khoa tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội, khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, bà đi theo kháng chiến phục vụ trong ngành Y dược. Năm 1948, bà bị bệnh và được đưa sang Pháp điều trị, tiếp tục theo học và nghiên cứu Nha khoa, hành nghề nha sĩ. Năm 1953, bà kết hôn cùng đồng nghiệp, đồng hương là tiến sĩ Nguyễn Phúc Bửu Điềm. Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đến với nghệ thuật điêu khắc khá muộn (ở tuổi 40), như là định mệnh. Trước khi học nghề trong xưởng của nhà điêu khắc Volti, bà chưa qua một trường mỹ thuật kinh viện nào. Điều khác biệt, đặc sắc và kỳ diệu nhất trong điêu khắc của Điềm Phùng Thị là 7 module do bà sáng tạo nên. Đó là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa, là những chất liệu đơn giản mà bí ẩn, có sức mạnh, có khả năng biến hóa và sáng tạo nên vạn vật hữu hình. Những module này xuất phát từ những mẩu vật liệu thừa trong xưởng điêu khắc thực hành, được bà gom nhặt và gọt giũa. Ban đầu là 10 mẫu, sau rút lại còn 7 mẫu. Bà gọi đó là 7 ký hiệu (sign). Nhà phê bình nghệ thuật Raymond Cogniat gọi là 7 mẫu tự, còn Giáo sư - nhạc sĩ Trần Văn Khê gọi là 7 nốt nhạc. Có người gọi đấy là 7 sắc cầu vồng, có người lại gọi là số 7 của nhà Phật... Dù có gọi bằng tên gì thì 7 module ấy được lắp ghép và biến tấu, đã tạo nên ngôn ngữ điêu khắc mang tên Điềm Phùng Thị. Người ta có thể nhận thấy thứ ngôn ngữ ấy vừa sang trọng vừa giản dị, vừa khỏe khoắn vừa mềm mại, vừa hiện đại kiểu phương Tây nhưng vẫn thấm đẫm chất Đông Phương và sâu lắng hồn dân tộc Việt. Từ cuộc triển lãm đầu tiên đầy ấn tượng năm 1966 ở Paris cho tới những năm tháng cuối đời, bà lặng lẽ và bền bỉ đi theo con đường riêng, tạo dựng nên thế giới điêu khắc của riêng mình. Nhiều người đã ví Điềm Phùng Thị như là “chiếc cầu nối Đông - Tây trong một cuộc hội thoại siêu ngôn ngữ”.

Điêu khắc của Điềm Phùng Thị như chất chứa sâu thẳm những nỗi niềm, những suy tư và ẩn ức như chính cuộc đời bà. Thế nhưng, bao nhiêu con chữ cũng không thể nói hết về những hình khối sắp xếp từ 7 ký tự kỳ diệu kia.

Tìm kiếm google: giải mĩ thuật 4 Chân trời, giải mĩ thuật 4 , giải mĩ thuật 4 ct, giải mĩ thuật 4 chân trời Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 10 Khối và sự biến thể , giải Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 10 Khối và sự biến thể

Xem thêm các môn học

Giải mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net