Giải chi tiết chuyên đề địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1 Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á

Giải chuyên đề 1 Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á sách chuyên đề Địa lí 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người thuộc 11 quốc gia. Các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều hợp tác trong việc giải quyết vấn đề chung của khu vực, nổi bật là các vấn đề về sông Mê Công và Biển Đông. Những hợp tác đó được biểu hiện như thế nào và vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung ra sao? Các em hãy cũng tìm hiểu trong bài học này nhé!

Kiến thức mới

I. LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG

Câu hỏi 1. Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày khái quát về lưu vực sông Mê Công.

3

Trả lời:

  • Sông Mê Công dài 4.763 km bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông.
  • Lưu vực sông Mê Công có tổng diện tích khoảng 800,000 km2 trong đó phần nằm trên lãnh thổ của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là Hạ lưu, chiếm trên 76%. Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam chiếm hơn 8% diện tích toàn lưu vực.
  • Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa: mùa lũ từ tháng 6 - 11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
  • Lưu vực sông có đa dạng sinh học cao với hàng nghìn loài động, thực vật và các hệ sinh thái rừng.
  • Lưu vực sông là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, là một trong những khu vực có nền văn hóa đa dạng nhất thế giới.
  • Các hoạt động kinh tế chủ yếu: khai thác thủy điện, trồng lúa nước, giao thông, thương mại, du lịch,...

II. ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG

1. Lí do ra đời của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày lí do ra đời của MRC.

Trả lời:

MRC ra đời do:

  • Thực trạng các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công phải đối mặt với nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, tác động của các công trình thủy điện, nguồn thủy sản cạn kiệt, gia tăng dân số quá mức.
  • Vùng phân bố của lưu vực chảy qua nhiều quốc gia => cần tăng cường hợp tác quản lí, sử dụng nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên khác một cách công bằng, bền vững hơn

=> Năm 1995, Ủy hội sông Mê Công (MRC) được thành lập.

2. Mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Dựa vào hình 1.4, hãy trình bày mục tiêu của MRC.

Trả lời:

Mục tiêu của MRC:

  • Thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.
  • Hoạt động vì sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong khu vực thông qua đối thoại và hợp tác.
  • Diễn đàn ngoại giao về nước để chính phủ bốn quốc gia thương lượng và chia sẻ những lợi ích chung về tài nguyên nước.
  • Đầu mối tri thức về quản lí lưu vực dựa trên các hướng dẫn, công cụ kĩ thuật và các số liệu khoa học.
  • Hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác hiệu quả dòng chảy sông Mê Công.

3. Một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.5, hãy giới thiệu về một số hoạt động của MRC.

1

Trả lời:

Hoạt động bao trùm của MRC là đáp ứng nhu câu. gìn giữ sự cân băng nguồn nước với nhiều hoạt động. Cụ thể là:

- Thông qua Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lí tổng hợp tài nguyên nước cho các giai đoạn (2011 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2030) và các Chiến lược ngành cho hầu hết các lĩnh vực hợp tác như: môi trường, thuỷ sản, lũ, hạn, thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, biến đổi khí hậu.

- Hoàn thành xây dựng bộ quy chế sử dụng nước.

- Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống giám sát số lượng và chất lượng nước: giám sát nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học và vận chuyển phù sa bùn cát trên dòng chính sông Mê Công.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan cho toàn lưu vực. Xây dựng bộ công cụ phân tích, đánh giá và lựa chọn các kịch bản phát triển của lưu vực.

- Hoàn thành dự án “Nghiên cứu chung vẻ quản lí và phát triển bên vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả tác động của các dự án thuỷ điện dòng chính” (giai đoạn 2015 - 2017), góp phần tạo căn cứ khoa học cho việc ra những quyết định liên quan đến hoạt động phát triển lưu vực của các quốc gia ven sông.

- Tăng cường tính tự chủ của MRC cả về tài chính và kĩ thuật thông qua chính sách tăng mức đóng góp hằng năm của các quốc gia thành viên.

- Tăng cường đối thoại giữa các quốc gia thành viên MRC và giữa MRC với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các cơ chế hợp tác vùng đề tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

4. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy xác định vai trò của Việt Nam trong MRC.

Trả lời:

Vai trò của Việt Nam trong MRC:

  • Tích cực thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa MRC với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng, các đối tác phát triển.
  • Trực tiếp trao đổi về các dự án thủy điện dòng chính sông Mê Công.
  • Chủ động phối hợp triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của thủy điện dòng chính.
  • Tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước.
  • Thúc đẩy sự hợp tác với các nước khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của MRC đã góp phân vào việc sử dụng bền vững, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên khác trên toàn lưu vực. Đồng thời, đảm bảo an ninh nguồn nước, tạo động lực cho sự phát triển của vùng Đông bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mê Công.

III. HỢP TÁC HÒA BÌNH TRONG KHAI THÁC Ở BIỂN ĐÔNG

1. Hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi 1. Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.2, hãy:

- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác hải sản ở Biển Đông.

- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác khai thác hải sản ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Trả lời:

- Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác hải sản ở Biển Đông:

  • Thông qua Nghị quyết về nghề cá bền vững đối với an ninh lương thực cho khu vực ASEAN đến năm 2020.
  • Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan đã tham gia vào Uỷ ban Nghề cá Châu Á Thái Bình Dương (APFTIC) nhằm thúc đẩy việc sử dụng toàn diện và thích hợp các nguồn thuỹ sản sống thông qua phát triển và quản lí các hoạt động đánh bắt cá.
  • Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết Bản ghi nhớ về thiết lập quyền khai thác chung các nguồn lợi đáy biển, tại khu vực xác định của thềm lục địa giữa hai quốc gia trong vịnh Thái Lan; kí kết thoả thuận về thể chế và các vấn đề liên quan đền thiết lập Cơ quan có thâm quyền chung Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
  • Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-pu-chia đã tạo môi trường hòa bình, ổn định trên biển dể ngư dân của hai nước khai thác thủy sản.
  • Thoả thuận tăng cường hợp tác về thủy sản được kí kết giữa Việt Nam và Thái Lan.
  • Các quốc gia ĐNA ở ven Biển Đông đều tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 và có nghĩa vụ chung trong việc bảo tồn và quản lí một cách đúng đắn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế.
  • Nhiều văn kiện quốc tế đã được các nước trong khu vực áp dụng.

- Ý nghĩa: 

  • Giúp các quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế, góp phần khai thác nguồn lợi biển, khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bào vệ toàn vẹn lãnh thổ của từng quốc gia theo Công ước Luật Biển năm 1982.
  • Các hiệp định kí kết mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước.

Câu hỏi 2. Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.3, hãy:

- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác dầu khí ở Biển Đông.

- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Trả lời:

- Các biểu hiện của sự hợp tác trong khai thác dầu khí ở Biển Đông:

  • Các quốc gia trong khu vực đã và đang phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực dầu khí trên cơ sở bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
  • Các hoạt động hợp tác song phương trong tìm kiếm, khai thác dầu khí trên Biển Đông đang được các quốc gia tích cực thực hiện.
  • Một số hợp tác khai thác dầu khí của các quốc gia ở Biển Đông: Kí kết bản ghi nhớ về hợp tác khai thác chung dầu khí tại vùng biển chống lấn chủ quyền trong khu vực liên quan đến Biển Đông (tháng 2-1979); Kí kết thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn năm 1992; Kí kết Hiệp định về phân định ranh giới thêm lục địa năm 2003 (có hiệu lực năm 2007)...
  • Các nước đã tham gia "Thỏa thuận cơ chế hợp tác ASEAN về phòng ngừa và xử lí sự cố tràn dầu" (năm 2014) để giải quyết các sự cố trên biển.

- Ý nghĩa:

  • Các hoạt động hợp tác góp phân phát triển ngành công nghiệp dâu khí của các quốc gia;
  • Có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước;
  • Nâng cao vị thế và tăng cường vai trò của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong việc đàm bào an ninh năng lượng của thế giới;
  • Phòng ngừa và xử lí các sự cố về môi trường do tràn dầu ở Biển Đông.

Câu hỏi 3. Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.4, hãy:

- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác về du lịch biển ở Biển Đông.

- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác du lịch biển ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Trả lời:

Các biểu hiện của sự hợp tác về du lịch biên ở Biển Đông:

  • Thành lập Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (năm 1994) nhằm thúc đẩy phát triển du lịch giữa các quốc gia.
  • Thành lập Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri (năm 1989) để kết nối phát triển kinh tế giữa các địa phương của ba nước.
  • Việc hợp tác phát triển đu lịch biển thông qua các chuyến du thuyền giữa ba quốc gia (Ma-lai-xi-a, In-dô-nê-xi-a, Xin-ga-po) được các nước triển khai có hiệu quả.
  • Thành lập Tam giác tăng trưởng IMT-GT (năm 1996) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia.
  • Kí kết kế hoạch hợp tác về phát triển du lịch tàu biển giai đoạn 2014 - 2016.
  • Hợp tác phát triển hanh lang ven biển  phía nam dài gần 1 000 km giữa các tỉnh của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan (năm 2018).

Ý nghĩa: Các hoạt động hợp tác về du lịch biển của các quốc gia góp phần:

  • Phát huy tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của các nước trong khu vực.
  • Hình thành và phát triển các liên kết du lịch biển giữa các quốc gia nhằm tạo ra các cực tăng trưởng của khu vực.
  • Bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển xanh theo hướng bền vững.

2. Hợp tác về phát triển giao thông vận tải biển

Câu hỏi. Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.5, hãy:

- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác phát triển giao thông vận tải biển ở Biển Đông.

- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác phát triển giao thông vận tải biển ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Trả lời:

- Các biểu hiện của sự hợp tác phát triển giao thông vận tải biển ở Biển Đông:

  • In-đô-nê-xi-a và Việt Nam: Kí kết Hiệp định vận tải biên thương mại (tháng 10-1991). 
  • Phi-lip-pin và Việt Nam: Kí kết Hiệp định về hàng hải (tháng 2-1992) nhằm phát triển và thúc đẩy hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các bên.
  • Việt Nam và Ma-lai-xi-a: Kí kết Hiệp định hàng hải (tháng 3-1992).
  • Việt Nam và Thái Lan: Kí kết Hiệp định hàng hải thương mại (năm 1979) và Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định năm 1999.
  • ...

- Ý nghĩa: Việc đa dạng hoá các hoạt động hợp tác trong phát triển giao thông vận tải trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triên kinh tế biển của các quốc gia và khu vực:

  • Khai thác tiêm năng lợi thế so sánh về giao thông vận tài đường biển của khu vực.
  • Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển của các quốc gia.
  • Thiết lập và phát triển một hệ thống giao thông vận tải khu vực đồng bộ và hài hoà nhằm cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tiên tiến, hữu hiệu và an toàn.
  • Tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa các nước thành viên nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
  • Xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát các dự án và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách hiệu quả.

3. Hợp tác về bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.6, hãy:

- Nêu các biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

- Đánh giá ý nghĩa của việc hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông đối với các quốc gia trong khu vực.

Trả lời:

- Biểu hiện của sự hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông:

  • Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
  • Các nước đã kí kết và triển khai các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác trên Biển Đông như: Hoạt động hợp tác tuần tra chung tại eo biển Ma-lắc-ca giữa ba nước Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a được tiễn hành thường xuyên; Hợp tác giữa hải quân Phi-lip-pin và Việt Nam nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông; Thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển.

- Ý nghĩa: 

  • Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh khu vực. Giải quyết các vấn để an ninh phi truyền thống đang nổi lên và trở thành mối quan tâm chung của các nước.
  • Tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia thành viên, đảm bảo an toàn, an ninh hảng hải trên biển.
  • Đảm bảo quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực, tăng trách nhiệm của các nước trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định.

Luyện tập

Câu 1. Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích lưu vực theo quốc gia trong lưu vực sông Mê Công.

Trả lời:

2

Câu 2. Sự hợp tác giữa các nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng bền vững lưu vực sông Mê Công và giữ gìn hòa bình ở Biển Đông?

Trả lời:

Ý nghĩa sự hợp tác về khai thác hải sản:

  • Giúp các quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế, góp phần khai thác nguồn lợi biển, khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của từng quốc gia theo Công ước Luật Biển năm 1982.
  • Các hiệp định kí kết mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước.

Ý nghĩa hợp tác về khai thác dầu khí:

  • Các hoạt động hợp tác góp phân phát triển ngành công nghiệp dâu khí của các quốc gia;
  • Có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước;
  • Nâng cao vị thế và tăng cường vai trò của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong việc đàm bào an ninh năng lượng của thế giới;
  • Phòng ngừa và xử lí các sự cố về môi trường do tràn dầu ở Biển Đông.

Ý nghĩa hợp tác về du lịch:

  • Phát huy tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của các nước trong khu vực.
  • Hình thành và phát triển các liên kết du lịch biển giữa các quốc gia nhằm tạo ra các cực tăng trưởng của khu vực.
  • Bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển xanh theo hướng bền vững.

Ý nghĩa hợp tác phát triển giao thông vận tải biển:

  • Khai thác tiềm năng lợi thế so sánh về giao thông vận tài đường biển của khu vực.
  • Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển của các quốc gia.
  • Thiết lập và phát triển một hệ thống giao thông vận tải khu vực đồng bộ và hài hoà nhằm cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tiên tiến, hữu hiệu và an toàn.
  • Tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa các nước thành viên nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
  • Xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát các dự án và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách hiệu quả.

Ý nghĩa hợp tác phát triển an ninh quốc phòng:

  • Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh khu vực; Giải quyết các vấn để an ninh phi truyền thống đang nổi lên và trở thành mối quan tâm chung của các nước.
  • Tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia thành viên, đảm bảo an toàn, an ninh hảng hải trên biển.
  • Đảm bảo quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực, tăng trách nhiệm của các nước trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định.

Vận dụng

Câu hỏi 3. Tìm hiểu những hoạt động của Việt Nam trong hợp tác với các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.

Trả lời:

Một số hoạt động hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông:

  • Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia.
  • Thoả thuận về Quy chế Tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh và thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan ký ngày 14/6/1999.
  • Thoả thuận về Quy chế phối hợp tuần tra chung và lập kênh liên lạc giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Cam-pu-chia ký ngày 14/9/2002.
  • Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cam-pu-chia.
Tìm kiếm google: giải chuyên đề địa lí 11 cánh diều, giải chuyên đề địa lí 11 sách mới, giải chuyên đề địa lí 11 cd, giải chuyên đề địa lí 11 cánh diều chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net