Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Nguyễn Ngọc Thuần)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS cảm nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất; hiểu tính cách của nhân vật “tôi” (thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn, về bố và bạn Tí) và nhân vật người bố (chủ yếu được thể hiện qua ý nghĩ của nhân vật “tôi”). Qua đó, HS biết cảm nhận về thế giới xung quanh một cách tinh tế hơn; được bồi đắp tình yêu thiên nhiên, con người và cảm xúc thẩm mĩ.
- HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm của tác giả (được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”, lời nhân vật người bố) và biết lí giải một cách hợp lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về một trải nghiệm vui, hạnh phúc của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:
1. Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?
2. Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Cội nguồn yêu thương và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các đặc điểm về người kể chuyện.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài tri thức ngữ văn bài 3.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài 3
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Cội nguồn yêu thương + Cho biết thể loại được nêu trong đoạn văn thứ hai. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 3. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Khám phá Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc Tri thức ngữ văn và trả lời câu hỏi: + Thay đổi kiểu người kể chuyện nghĩa là gì? Người kể chuyện trong văn bản Đi lấy mật là ai? Nếu được thay đổi kiểu người kể chuyện trong đoạn trích đó, em sẽ chọn ngôi kể nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm hiểu nội dung bài 3. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | I. Tri thức ngữ văn 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề bài 3: con người có cội nguồn yêu thương làm điểm tựa sẽ hạnh phúc và luôn vững vàng trên hành trình trưởng thành.
- Thể loại: văn bản truyện.
2. Tri thức ngữ văn
- Trong mỗi truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. - Tác dụng: thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, mỗi ngôi kể mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa. |
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác