Câu hỏi: Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4 (SGK, tr.81 – 83):
- Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
- Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy giải thích.
Đáp án:
Kinh tế | - Tích cực: + Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân. + Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. + Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải. - Tiêu cực: + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt + Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng. => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. |
Văn hóa, xã hội | - Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới. - Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. => Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc. |
Câu hỏi 1: Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu. Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước Việt Nam?
Đáp án:
Năm | Một số hoạt động tiêu biểu |
1883 | viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp. |
1904 | sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến Việt Nam. |
1905 - 1908 | sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện. |
1912 - 1913 | Thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ. |
Ý nghĩa: + Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc; + Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. + Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này. |
Câu hỏi 2: Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh. Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước Việt Nam?
Đáp án:
Năm | Một số hoạt động tiêu biểu | |
1906 | mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". | |
Tháng 3 năm 1908 | phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. | |
1911 | Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam. | |
1906 | ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ. => Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908). | |
1908 | Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo | |
1911 | chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp. | |
Ý nghĩa: + Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc; + Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. + Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này. |
Câu hỏi:
- Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Cho biết sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước.
Đáp án:
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918:
- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân cho đến các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu trên thế giới. - Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp.
- Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người.
Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối vì: Người nhận xét về con đường của các bậc tiền bối đó: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác gì “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. => Tìm hướng đi mới phù hợp hơn cho đất nước.
Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
Đáp án:
Lĩnh vực | Tác động |
Chính trị |
|
Kinh tế |
+ Tài nguyên vơi cạn. + Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển. + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.
+ Phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến ⇒ đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực (ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,…). |
Văn hóa, giáo dục | Tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân (đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc). |
Câu hỏi: Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những hình ảnh, bài viết đó với thầy cô và bạn học.
Đáp án:
(*) Tham khảo:
Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:
Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh:
Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành: