Câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết có liên quan đến sông Hồng.
Hướng dẫn trả lời:
Những điều em biết có liên quan đến sông Hồng:
- Tên gọi: sông Hồng còn có tên gọi khác là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà
- Con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.
+ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.
Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
Câu hỏi:
Quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của sông Hồng trên lược đồ.
Sông Hồng còn có những tên gọi nào khác?
Hướng dẫn trả lời:
- Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào lãnh thổ Việt Nam qua nhiều tỉnh, thành phố và đổ ra Biển Đông.
- Tên gọi sông Hồng xuất phát từ thực tế nước sông có màu đỏ phù sa. Ngoài ra, sông Hồng còn có các tên gọi khác như: sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà), sông Thao...
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
Hướng dẫn trả lời:
- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng:
+ Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc: cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.
+ Trống đồng Đông Sơn: có nhiều loại, đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ, là nhạc cụ thường được sử dụng trong các lễ hội.
+ Nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát từ hình 4 đến hình 7, kết hợp với một số truyền thuyết thời Hùng Vương (Bánh chưng, bánh giầy,...), em hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Hướng dẫn trả lời:
- Đời sống vật chất:
+ Người Việt cổ sử dụng lương thực chính là gạo nếp, gạo tẻ; phổ biến là ở nhà sàn, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo yếm.
+ Họ di chuyển chủ yếu trên sông bằng thuyền, bè.
- Đời sống tinh thần:
+ Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công, các vị thần tự nhiên như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời,...
+ Trong những ngày lễ hội họ thường nhảy múa, thổi khèn, đánh trống, đua thuyền,...
Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy:
Cho biết giá trị của sông Hồng.
Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng
Hướng dẫn trả lời:
- Giá trị của sông Hồng: sông Hồng mang lại nhiều giá trị cho phát triển kinh tế và đời sống dân cư như:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất
+ Giao thông đường thuỷ, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản
+ Phát triển du lịch,...
- Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng: để giữ gìn và phát huy được giá trị của sông Hồng, nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện như:
+ Tuyên truyền người dân không xả rác xuống sông
+ Xử lí nghiêm hoạt động khai thác cát sỏi trái phép, quy hoạch không gian cảnh quan hai bờ sông
+ Tổ chức các tuyến du dịch trên sông để du khách biết đến và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của sông Hồng,...
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy liệt kê những thành tựu tiêu biểu, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc theo gợi ý trong bảng dưới đây.
Hướng dẫn trả lời:
Thành tựu tiêu biểu | Đời sống vật chất và tinh thần |
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc - Xây dựng thành Cổ Loa - Trống đồng Đông Sơn - Nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng | - Đời sống tinh thần: + Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công, các vị thần tự nhiên như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời... + Trong những ngày lễ hội họ thường nhảy múa, thổi khèn, đánh trống, đua thuyền... - Đời sống vật chất: + Người Việt cổ sử dụng lương thực chính là gạo nếp, gạo tẻ + Phổ biến là ở nhà sàn + Nam thường đóng khố, mình trần, nữ mặc váy, áo yếm. + Họ di chuyển chủ yếu trên sông bằng thuyền, bè. |
Câu hỏi: Đóng vai hướng dẫn viên của một tàu du lịch trên sông Hồng, hãy giới thiệu cho du khách về một số giá trị mà sông Hồng mang lại cho con người.
Hướng dẫn trả lời:
Sông Hồng nổi tiếng với những địa điểm như tham quan, vãng cảnh như chùa chiền, đền miếu, những khung cảnh thiên nhiên đẹp. Trên Sông Hồng ngày nay vẫn tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước và làng nghề truyền thống từ lâu đời. Xuôi theo dòng Sông Hồng quý khách có thể ngắm nhìn những xóm chài, làng nghề vên sông tất bật nhộn nhịp hàng hóa và những ngôi đền cổ. Tham quan đền Dầm thờ Mẫu Thủy là một trong ba Thánh Mẫu của văn hóa tâm linh nước ta, tiếp đó là đi đền Đại Lộ được xây dựng từ chiều nhà Trần và cũng là ngôi đền thờ Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa.