Câu hỏi: Khoáng sản được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng là tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta mà em biết. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có đặc điểm chung gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này nhé!
Hướng dẫn giải:
- Một số khoáng sản ở nước ta: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đá vôi,…
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:
Phong phú và đa dạng.
Trữ lượng vừa và nhỏ.
Gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.
- Giải thích tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta:
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ.
- Được khai thác phục vụ phát triển kinh tế, tạo mặt hàng xuất khẩu.
- Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên.
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng vì: Là nơi giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Trình bày đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam.
- Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam: Phân bố ở hầu khắp cả nước.
Khoáng sản | Nơi phân bố |
Than đá | Nhiều nhất ở Quảng Ninh |
Than nâu | Đồng bằng sông Hồng |
Bô-xít | Tây Nguyên |
Dầu mỏ, khí tự nhiên | Thềm lục địa phía nam |
A-pa-tít | Lào Cai |
Đá vôi | vùng đồi núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ |
Nguyên nhân của sự phân bố đó:
Liên quan chặt chẽ với sự phân hóa phức tạp, đa dạng của các hoạt động nội sinh, ngoại sinh.
Hoạt động uốn nếp và mác-ma diễn ra mạnh mẽ => Các đứt gãy sâu tập trung mỏ khoáng sản nội sinh.
Vùng biển nông, thềm lục địa, vùng trũng trong nội địa => Tập trung các khoáng sản ngoại sinh.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy trình bày vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
Hướng dẫn giải:
- Khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ khai thác còn lạc hậu,... => Gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững.
- Một số bị khai thác quá mức => Nguy cơ cạn kiệt.
Ví dụ:
Con người tiêu thụ rất nhiều năng lượng thông qua các phương tiện giao thông, thiết bị điện tử. Mức tiêu thụ lớn dẫn đến khai thác, sản xuất các nhiên liệu hóa thạch, sản xuất năng lượng, tài nguyên thiên nhiên quá mức dẫn cạn kiệt tài nguyên.
Câu hỏi: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu:
Hướng dẫn giải:
Khoáng sản | Phân bố ( thuộc tỉnh nào) |
Than | Quảng Ninh, Thái Nguyên |
Sắt | Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh |
A-pa-tit | Lào Cai |
Dầu mỏ, khí tự nhiên | Bà Rịa - Vũng Tàu |
Thiếc | Tuyên Quang |
Câu hỏi: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và giới thiệu về một loại khoáng sản ở nước ta (trữ lượng, vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng khoáng sản đó
- Nhiệm vụ 2. Hãy tìm hiểu về Luật khoáng sản của Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Thực hiện nhiệm vụ 1
Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:
Là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Được chuyển hóa từ các hợp chất hữu cơ của quặng photphat ban đầu => Hình thành quặng a-pa-tit-dolomit.
Có trữ lượng lớn, chủ yếu ở Lào Cai; dày 200m, rộng từ 1 - 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến khu vực phía Bắc giáp Trung Quốc => Hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển.
Chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, quặng a-pa-tit chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6, 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau => Chia thành nhiều loại.
- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:
Số lượng mỏ khai thác có xu hướng tăng.
Các đơn vị khai thác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản.
=> Nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, nâng cao lợi ích kinh tế, góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác chưa tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên lớn trong quá trình khai thác, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác,...
=> Giảm hiệu quả hoạt động khai thác, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.
=> Cơ quan chức năng Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp, ổn định hơn nhờ các biện pháp rõ ràng, được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.