Giải chuyên đề học tập Lịch sử 10 KNTT chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU

Câu hỏi 1: Vậy di sản văn hoá là gì? Việt Nam có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân ra sao?

Hướng dẫn trả lời:

* Khái niệm di sản văn hóa:

- Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

- Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.

* Các loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam:

- Căn cứ trên tiêu chí: khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:

+ Di sản văn hóa vật chất

+ Di sản văn hóa tinh thần.

- Căn cứ trên tiêu chí: hình thái biểu hiện của di sản, các di sản văn hóa được chia thành 2 loại là:

+ Di sản văn hóa vật thể

+ Di sản văn hóa phi vật thể

* Các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản

- Đầu tư cho cơ sở vật chất

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản

* Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:

- Nhà nước:

+ Ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá.

+ Tổ chức, quản lí di sản văn hoá.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá.

+ Đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Tổ chức xã hội:

+ Thực hiện quản lí di sản văn hoá theo phân cấp

+ Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nhà trường:

+ Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá.

+ Phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục.

+ Tham gia nghiên cứu để nhận diện rõ hơn các giá trị của di sản; đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

- Cộng đồng:

+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

+ Khai thác, sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững.

+ Giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.

- Công dân:

+ Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

I. DI SẢN VĂN HÓA

1. Khái niệm di sản văn hóa:

Câu hỏi 1: Dựa vào thông tin trong mục a, em hiểu thế nào là di sản văn hoá?

Hướng dẫn trả lời:

Di sản văn hóa chính là hệ thống các giá trị và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo, tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. 

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của di sản văn hoá và lấy ví dụ để chứng minh cho từng ý nghĩa đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của di sản văn hóa:

- Là tài sản vô giá của cộng đồng dân tộc, của quốc gia tạo nên giá trị cốt lõi, đặc sắc của mỗi dân tộc

- Tạo sinh kế cho cá nhân và cộng đồng, là một trong những nguồn lực phát triển đất nước

- Thúc đẩy hòa bình, đoàn kết quốc tế thông qua hoạt động giao lưu văn hóa và tôn trọng tính đa dạng.  

2. Phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa 

a. Phân loại di sản văn hóa 

Câu hỏi 1: Di sản văn hoá gồm những loại hình nào? Dựa vào cách phân loại ở trên, em hãy cho biết trong các hình 5 - 7, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá phi vật thể, hình ảnh nào phản ánh di sản văn hoá vật thể?

Hướng dẫn trả lời:

Phân loại di sản văn hóa theo hình thái biểu hiện của di sản:

- Di sản văn hóa vật thể

- Di sản văn hóa phi vật thể. 

Trong các hình 5-7

- Hình 5 và hình 6 là di sản văn hóa vật thể

- Hình 7 là di sản văn hóa phi vật thể

Câu hỏi 2: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hoá.

Hướng dẫn trả lời:

*Mục đích của việc phân loại di sản văn hóa là làm cơ sở cho việc quản lí,bảo vệ, khai thác tốt hơn giá trị của di sản. 

* Ý nghĩa của việc phân loại di sản: làm căn cứ để ra chính sách, biện pháp và có thái độ ứng xử đúng đắn với từng loại di sản, từ đó góp phần quản lí, bảo vệ, phát huy giá trị di sản tốt hơn.

2. Phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa 

b. Xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa 

Câu hỏi 1: Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.

Hướng dẫn trả lời:

* Mục đích của việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa: xếp hạng di tích nhằm xác lập cpow sở pháp lí bảo vệ di tích (di tích được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật).

* Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa:

- Xác định trách nhiệm của từng cấp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. 

- Tạo điều kiện để nhân dân, cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di tích, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và cả nước. 

Câu hỏi 2: Thảo luận và nêu ví dụ về từng loại di tích theo bảng xếp hạng ở trên.

Hướng dẫn trả lời:

Xếp hạng di tích

Ví dụ

Di tích cấp tỉnh

Đình làng La Hà, Đình Viên Châu,...

Di tích quốc gia

hành cung Lỗ Giang, đình Quán,  (Thái Bình), khu di tích Bạch Đằng Giang…

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long… 

II. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 

Câu hỏi 1: Bảo tồn di sản văn hoá là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ, gìn giữ sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có của nó.

Câu hỏi 2: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn trả lời:

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

- Muốn phát huy giá trị di sản cần phải bảo vệ sự tồn tại của di sản. 

- Phát huy tốt giá trị của di sản góp phần tạo nguồn lực vật chất, tinh thần…để bảo tồn di sản tốt hơn. 

Ví dụ: Bảo tồn di tích tháp Chăm để có thể phát huy, khai thác giá trị của di sản văn hóa Chăm. Ngược lại, trong quá trình khai thác, phát huy giá trị tháp Chăm đã tạo ra nguồn lực để bảo tồn tháp Chăm tốt hơn.

2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản 

Câu hỏi 1: Phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Hướng dẫn trả lời:

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học, như: - - - Cần xác định được giá trị của di sản (giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, kinh tế,..)

- Dựa trên các quan niệm, nhận thức, tiêu chí chuẩn mực về bảo tồn được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước như Luật Di sản văn hóa, Nghị định Chính phủ.

- Tùy vào đặc điểm, tính chất, vai trò,... của di sản mà có quan điểm, nhận thức bảo tồn phù hợp. 

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết những cơ sở khoa học nào không được tuân thủ trong quá trình bảo tồn di sản Thung lũng En-bơ (Đức).

Hướng dẫn trả lời:

- Thung lũng En-bơ gồm quần thể các cung điện, nhà thờ, nhà hát có kiến trúc ở trung tâm thành phố Đre-xđen. 

- Việc thành phố này xây dựng chiếc cầu bắc qua sông đã gây tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự toàn vẹn, tính nguyên trạng,... của di sản, khiến Thung lũng En-bơ không còn đủ tiêu chuẩn trở thành di sản thế giới 

=> Đây là minh chứng cho việc di sản văn hóa không được bảo tồn, phát huy giá trị di sản đúng cách. 

Câu hỏi 3: Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Hướng dẫn trả lời:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản

- Đầu tư cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu, khảo sát di sản, nâng cao chất lượng quản lí di sản

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản: tổ chức quản lí, xã hội hóa công tác bảo tồn, xử lí kịp thời những vi phạm…

3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Câu hỏi 1: Giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của các ban ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

- Hệ thống chính trị: có vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lí, quản lí di sản văn hóa…)

- Doanh nghiệp: có vai trò cung cấp vốn, nguồn lực…

- Cộng đồng dân cư: là chủ thể, đóng vai trò then chốt  

Câu hỏi 2: Thông qua sự kiện UNESCO ghi danh Hát Xoan là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, hãy cho biết trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng,...) trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Hướng dẫn trả lời:

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan, cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều bên liên quan. Mỗi bên sẽ có một vai trò khác nhau, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, song để phát huy được cao nhất những giá trị của di san Hát Xoan, cần phối hợp đồng bộ từ các bên: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, cá nhân,...

III. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM

1. Di sản văn hóa phi vật thể

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam: Bắc Ninh (Dân ca quan họ), Huế (Nhã nhạc cung đình Huế), Nam Bộ (Đờn ca tài tử)... 

Câu hỏi 2: Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu (tự chọn).

Hướng dẫn trả lời:

- Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Nhã nhạc cung đình Huế - ở: Thừa Thiên Huế.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng

+ Dân ca quan họ - ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang

+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc - ở Hà Nội

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan - ở Phú Thọ.

+ Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh - ở Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Nghi lễ và trò chơi kéo co - ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - ở hầu hết các địa phương trên cả nước

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ - ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái - ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.

2. Di sản văn hóa vật thể

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

- Vị trí phân bố của một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:

+ Đền Hùng - ở Phú Thọ

+ Thành Cổ Loa; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Văn miếu - Quốc Tử Giám; khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - ở Hà Nội

+ Thành nhà Hồ - ở Thanh Hóa

+ Đô thị cổ Hội An; thánh địa Mỹ Sơn - ở Qảng Nam

+ Quần thể di tích cố đô Huế - ở Quảng Nam

+ Chiến trường Điện Biên Phủ - ở Điện Biên

+ Dinh Độc Lập - ở Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trống đồng Ngọc Lũ - ở Hà Nam

+ Khu di tích cổ và kiến trúc Óc Eo - Ba Thê ở An Giang

+ Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Câu hỏi 2:  Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Đô thị cổ Hội An: điển hình về cảng thị truyền thống phương Đông. Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỉ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỉ XVI-XVIII, suy giảm dần từ thế kỉ XIX gắn liền với thời kì thương mại Biển Đông phát triển. Đô thị Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn: những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa,... Những loại kiến trúc đa dạng cùng các phong tục, tập quán đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An.

Câu hỏi 3: Có quan điểm cho rằng: Di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

Hướng dẫn trả lời:

Em không đồng ý với quan điểm trên.

Ví dụ như di tích lịch sử đình Tây Đằng không chỉ mang trong mình những giá trị về kiến trúc , nó còn chứa đựng rất nhiều thông tin, giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,...quan trọng khác

3. Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.

Hướng dẫn trả lời:

- Xác định vị trí của một số di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam

+ Cao nguyên đá Đồng Văn - ở Hà Giang

+ Non nước Cao Bằng - ở Cao Bằng

+ Vườn quốc gia Ba Bể - ở Bắc Cạn

+ Vịnh Hạ Long - ở Quảng Ninh

+ Vườn quốc gia Cúc Phương - ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - ở Quảng Bình

+ Công viên địa chất toàn cầu Đắc Nông - ở Đắc Nông

+ Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (ở Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai

+ Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - ở Kiên Giang

- Xác định vị trí của một số di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

+ Di tích lịch sử và danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

+ Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

+ Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

Câu hỏi 2: Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/di sản hỗn hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng: thuộc tỉnh Quảng Bình, hai lần được UNESCO ghi danh với các giá trị địa chất, địa mạo, sinh học khác nhau.

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về: địa chất, địa mạo (được ví như bảo tàng địa chất khổng lồ có lịch sử 400 triệu năm, liên kết với khu bảo toofn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nam-no của Lào); đa dạng sinh học (có gần 3 nghìn loài thực vật và gần 1400 loài động vật); lịch sử, văn hóa (có 33 di chỉ khảo cổ học niên đại từ 3000-12000 năm, có nhiều di tích lịch sử- văn hóa quan trọng khác nhau như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Bến phà Nguyễn Văn Trỗi,... đặc biệt, phát hiện dấu tích chữ Chăm-pa trong động).

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập bảng thống kê về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:

TT

Tên di sản

Địa điểm (tỉnh/thành phố)

Loại hình di sản

1

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

STT

Tên di sản

Địa điểm (tỉnh/thành phố)

Loại hình di sản

1

 Quần thể di tích Cố đô Huế

 Tình TT Huế

 Di sản văn hóa thế giới

2

 Vịnh Hạ Long

 Tỉnh Quảng Ninh

Di sản thiên nhiên thế giới

3

 Khu di tích Chăm Mỹ Sơn

 Tỉnh Quảng Nam

 Di sản văn hóa thế giới

4

 Đô thị cổ Hội An

 Tỉnh Quảng Nam

 Di sản văn hóa thế giới

5

 Phong Nha - Kẻ Bàng

 Tỉnh Quảng Bình

Di sản thiên nhiên thế giới

6

 Hoàng thành Thăng Long

 TP Hà Nội

 Di sản văn hóa thế giới

7

 Thành nhà Hồ

 Tỉnh Thanh Hóa

 Di sản văn hóa thế giới

8

 Quần thể danh thắng Tràng An

 Tỉnh Ninh Bình

 Di sản hỗn hợp

Câu hỏi 2: Ngoài các di sản đã được UNESCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình.

Hướng dẫn trả lời:

Những di sản tiêu biểu khác: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Dinh Độc Lập, Đô thị cổ Hội An,...

Câu hỏi 3: Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?

Hướng dẫn trả lời:

- Ý nghĩa của các di sản:

+ Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó

+ Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hóa

+ Đóng góp thiết thức vào quá trình bảo vệ môi trường.

- Các biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di sản mà bản thân em có thể thực hiện:

+ Tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu các giá trị của những di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương đang sinh sống và của Việt Nam

+ Tuyên truyền cho người thân, bạn bè để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản

+ Tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di sản văn hóa thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook; Tick Tock; Youtube…

+ Lên án, tố cáo các hành vi xâm phạm đến di sản văn hóa…

VẬN DỤNG

Câu hỏi:Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ họa,...)

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản Vịnh Hạ Long

Video: https://youtu.be/ZMeCJko7uVg

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com