KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Các hình 1, 2, 3 gợi cho em biết điều gì về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Hình 1 cho em biết sông Nho Quế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ rất đẹp, dòng nước xanh mát và thích hợp để phát triển du lịch. Hơn nữa vùng này còn có rất nhiều sông, có tiềm năng thủy điện
Hình 2: địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn
Hình 3: Khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất khắc nghiệt: mùa đông rất lạnh và mùa hè rất nóng.
KHÁM PHÁ
1. Vị trí địa lí
Câu hỏi: Quan sát hình 4, em hãy:
- Xác định trên lược đồ vị trí vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Nêu tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời:
Vị trí: Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta
Vùng tiếp giáp:
Phía bắc của vùng giáp Trung Quốc
phía tây giáp Lào
phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung
phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.
2. Đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất
a) Địa hình
Câu hỏi: Quan sát hình 4 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Trả lời:
Các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Dãy núi: dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m
đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m)
Cao nguyên cao nhất: Sơn La
ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Thuận lợi: thuận lợi phát triển thủy điện do có nhiều sông lớn, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân. Hơn nữa núi cao hút gió, đôi khi có lốc xoáy và gió giật mạnh.
b) Khí hậu
Câu hỏi: Quan sát hình 9 và đọc thông tin, em hãy nêu:
- Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu: Trung du và miền núi Bắc bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
Ảnh hưởng của khí hậu: khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất.
c) Sông, hồ
Câu hỏi: Quan sát các hình 4, 10, 11 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
Trả lời:
Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:Khí hậu của trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta.
đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng:
Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
Các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm
Các hồ Ba Bể, Hòa Bình, Thác Bà,... có giá trị về thủy lợi và du lịch.
vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
cung cấp nước, phù sa cho tưới tiêu
tiềm năng thủy điện lớn, cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất
thế mạnh về du lịch
điều hòa khí hậu của vùng
4. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Câu hỏi: Quan sát hình 12, em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững của khu vực này. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai:
Trồng rừng và bảo vệ rừng
Xây dựng hệ thống đập chống lũ
Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên
Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai
Phát triển kế hoạch ứng phó thiên tai
Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo
LUYỆN TẬP
Câu 1: Mô tả vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc của Việt Nam và có địa hình đa dạng với các ngọn núi, thung lũng, sông suối và rừng núi. Vùng này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ ở phía đông và Biển Đông ở phía bắc.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông, hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời:
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và hùng vĩ. Chúng ta bắt đầu hành trình của mình với một bức tranh vô cùng hùng vĩ của những dãy núi cao và thung lũng sâu. Đây là nơi mà bạn có thể nhìn thấy dãy núi Hoàng Liên Sơn, với Fansipan – "Nóc nhà Đông Dương," đỉnh núi cao nhất của khu vực. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiến vào những khu rừng nguyên sinh đầy màu sắc và đa dạng. Cây cối ở đây thật tươi tốt và quý hiếm, với một hương thơm tự nhiên nồng nàn. Khám phá cuộc sống của các con sông lớn nhỏ. Chúng ta sẽ thấy những con sông và thác nước đầy nước biết chảy qua các thung lũng và tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp. Thác Bản Giốc, với màn nước trắng xóa, là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ. hông chỉ vẻ đẹp tự nhiên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa và dân tộc thiểu số. Quý vị sẽ được trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo của người H'Mông, Dao, Tày và nhiều dân tộc khác thông qua trang phục, thực phẩm và lễ hội truyền thống độc đáo. Trung du và miền núi Bắc Bộ là một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thiên nhiên và muốn khám phá vẻ đẹp và đa dạng của Việt Nam.
Câu 2: Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống.
Trả lời:
Nơi em sống: Lào Cai
Thiên tai lường xảy ra: lũ lụt, sạt lở đất, sương muối
Biện pháp để phòng, chống:
Xây dựng hệ thống đập và bảo dưỡng chúng.
Xây dựng đập cản để kiểm soát dòng chảy nước.
Khuyến khích xây nhà cửa cao ráo và an toàn, tránh xây nhà ở các khu vực ngập lụt.
Hình thành kế hoạch sơ tán và cứu trợ cho dân cư.