Soạn mới giáo án HĐTN 11 cánh diều bài Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 cánh diều bài Chủ đề 6 Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát.
  • Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.
  • Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên.
  • Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân.
  • Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
  • Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ, tự học: Luôn có ý thức quan sát, học hỏi để tìm hiểu những cách thức bảo vệ môi trường, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp và hợp tác tốt với các thành viên trong lớp để thực hiện các hoạt động trong chủ đề.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thể hiện tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề trong các hoạt động khảo sát thực địa và hoạt động trên lớp của chủ đề.

Năng lực riêng:

  • Thích ứng với cuộc sống: Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên; Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân; Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện; Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát; Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: Biết bày tỏ lòng yêu mến, trân trọng đối với quê hương, đất nước thông qua những hoạt động quan tâm, chăm sóc cảnh quan, tài nguyên và môi trường.
  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên của địa phương và ở những nơi mình đi qua.
  • Trung thực: Thể hiện sự trung thực trong quá trình tham gia các hoạt động khảo sát và phân tích thực trạng môi trường tự nhiên, việc bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.
  • Nhân ái: Yêu thương, quan tâm đến mọi sinh vật trong tự nhiên , học cách sống hòa hợp với thiên nhiên, môi trường.
  • Chăm chỉ: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động chung của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung liên quan đến chủ đề:

+ Những loại tài nguyên mà địa phương có thế mạnh.

+ Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường và tài nguyên.

+ Các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương.

+ ...

  • Hướng dẫn HS các nguồn tìm tư liệu: Internet; hỏi ý kiến người thân, bạn bè; tìm thông tin các địa điểm văn hóa, du lịch,...
  1. Đối với học sinh
  • Tìm đọc, sưu tầm và tổng hợp tư liệu về các nội dung được giao.
  • Đọc trước các hoạt động trong SHS để chuẩn bị ý kiến và tâm thế tham gia hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1. Truyền thông về chủ đề bảo vệ môi trường, tài nguyên

- Phổ biến và phân công nhiệm vụ trước 1 – 2 tuần để các lớp chuẩn bị.

- Gợi ý hình thức truyền thông: trực tiếp (bằng diễn thuyết, hùng biện, tranh luận,...) hoặc gián tiếp (thông qua mạng xã hội, loa phát thanh,...).

- Hướng dẫn HS tham khảo các video clip hoặc tài liệu truyền thông trên mạng Internet về chủ đề môi trường.

- Một số nội dung có thể sử dụng để truyền thông:

+ Thực trạng môi trường và tài nguyên của địa phương và những điều đáng lo ngại.

+ Đề xuất cách thức, sáng kiến để bảo vệ môi trường, tài nguyên.

+ Thông điệp sáng tạo về bảo vệ môi trường, tài nguyên, về lối sống hòa hợp với tự nhiên.

+ Thế hệ trẻ và trách nhiệm với môi trường, tài nguyên của địa phương.

1.2. Trình diễn thời trang từ vật liệu tái chế

- Thông báo nội dung hoạt động trước 1 – 2 tuần để các lớp chuẩn bị và lựa chọn chủ đề trình diễn.

- Phân công các nhóm HS phụ trách buổi trình diễn: làm MC, chuẩn bị văn nghệ, chuẩn bị đố vui/hỏi đáp nhanh,...

- Vật liệu tái chế có thể sử dụng: bìa carton, giấy báo, các loại vỏ bao bì đã qua sử dụng, quần áo cũ, một số đồ dùng khác đã qua sử dụng (túi xách, thắt lưng, mũ nón, khăn,...).

Gợi ý nội dung:

+ Thời trang dạo phố nam, nữ, unisex (phi giới tính).

+ Áo dài cách tân nam, nữ.

+ Trang phục công sở nam, nữ, unisex.

+ ...

- Tổ chức trình diễn theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường, kết hợp các tiết mục văn nghệ hoặc đố vui về chủ đề thiên nhiên, môi trường.

1.3. Triển lãm tranh, ảnh về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

- Phổ biến nội dung triển lãm để các lớp tổ chức sưu tầm sản phẩm.

- Tranh, ảnh có thể do HS tự vẽ/chụp, hoặc sưu tầm từ các nguồn (có ghi chú hoặc xin phép bản quyền; GV hỗ trợ HS nếu cần).

- Khuyến khích HS tìm kiếm, thu thập, xin chụp lại các bức tranh, ảnh cũ, quý hiếm từ thư viện hoặc album ảnh cũ của những người có nhiều hiểu biết về di sản, văn hóa trong cộng đồng (người cao tuổi, nhà sưu tập di sản văn hóa,...).

- Phân công các nhóm HS nhận nhiệm vụ: điều phối chung cho sự kiện; làm hướng dẫn viên giới thiệu; phân loại, sắp xếp, trưng bày sản phẩm; hỗ trợ các lớp trưng bày sản phẩm,...

- Tổ chức buổi triển lãm với sự chù trì của HS, GV tham gia cố vấn, giám sát.

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

1.1. Tranh biện về tác động của sản xuất kinh doanh đến môi trường

- Tổ chức tranh biện công khai theo hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ (nhóm từ 2 – 4 người, không nên quá đông sẽ mất nhiều thời gian tranh biện hoặc làm loãng các lập luận).

- Thời gian chuẩn bị cho cuộc tranh biện: khoảng 1 tuần.

- Gợi ý nội dung tranh biện:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh có phải luôn gây ra tác động tiêu cực đến môi trường?

+ Khi nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh có thể ảnh hưởng tích cực đến môi trường?

+ Bạn đồng ý hay phản đối quan điểm: “Trong những giai đoạn nhất định, chúng ta phải chấp nhận tạm bỏ qua vấn đề môi trường để ưu tiên cho lợi ích kinh tế?” Vì sao bạn đồng ý/phản đối?

Lưu ý:

1) Để cuộc tranh biện diễn ra hấp dẫn và kích thích được các lập luận đa chiều, suy nghĩ sáng tạo từ người tham gia, chủ đề tranh biện cần phải có tính “gây tranh cãi”; không nên đưa ra những chủ đề mang tính áp đặt quan điểm hoặc tuyên truyền một chiều.

2) Lựa chọn MC của buổi tranh biện là HS có hiểu biết về chủ đề môi trường để dẫn dắt, kết luận cho cuộc tranh luận.

1.2. Hùng biện về vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương

- Tổ chức hùng biện cá nhân, khuyến khích cả HS nam và nữ đăng kí tham gia.

- Hướng dẫn HS tìm các nguồn tư liệu hỗ trợ cho nội dung tham gia hùng biện: Internet; phòng thông tin – văn hóa của địa phương; những người cao tuổi,...

- Gợi ý nội dung hùng biện:

+ Vai trò của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc, tâm trạng của con người (liên hệ cụ thể đến cảnh quan địa phương).

+ Những nét độc đáo của cảnh quan thiên nhiên tại địa phương.

+ Những truyền thuyết, câu chuyện có ý nghĩa trong dân gian có liên quan đến cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

1.3. Tọa đàm về vai trò, sự tham gia của HS trong việc bảo tồn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh

- Hướng dẫn HS chủ trì buổi tọa đàm nội bộ của lớp (hoặc mời thêm “khách mời” là 1 – 2 HS lớp khác có khả năng làm diễn giả trong buổi tọa đàm).

- Hình thức tọa đàm: thảo luận bàn tròn (cả lớp cùng tham gia) hoặc thảo luận theo hình thức “nhóm diễn giả chính” (panel discussion, trong đó nhóm diễn giả chính ngồi trên sân khấu, khán giả ngồi dưới cùng lắng nghe và trao đổi, tương tác sau khi các diễn giả tọa đàm xong).

 - Gợi ý nội dung trao đổi:

+ Vì sao HS cần tham gia vào việc bảo tồn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương?

+ HS có thể làm gì để để bảo tồn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương?

+ Lợi ích của việc HS tham gia bảo tồn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương đối với bản thân HS?

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về trách nhiệm của bản thân về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/1qmea-XOu2Y?si=aUEC3FiSXWUhrcTh

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các thực trạng, hậu quả và biện pháp cần bảo vệ môi trường trong video trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.

+ Thực trạng gây ô nhiễm môi trường:

  • Rác thải nhựa.
  • Ô nhiễm không khí.

+ Hậu quả ô nhiễm môi trường mang lại:

  • Gây các bệnh ung thư, hô hấp, tim mạch,...
  • Thiếu nước sạch.

+ Biện pháp:

  • Phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ.
  • Giảm khói bụi trong không khí.
  • Hạn chế sử dụng túi nilon.
  • Tắt điện khi không sử dụng.
  • Tiết kiệm nước.
  • Tái sử dụng quần áo cũ, giấy báo, thùng carton,...
  • Tái chế vỏ lon, pin,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Theo đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Để tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS thực hiện được các bước nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tìm hiểu được tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua các nhiệm vụ:
  3. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.
  4. Thực hiện khảo sát theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả.
  5. Sản phẩm: HS thực hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS xác định vấn đề về môi trường tại địa phương cần nghiên cứu, khảo sát.

Ví dụ: Tại xã H đang có hiện tượng nước trong một số ao, hồ gần các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị đổi màu, vẩn đục, cá chết nổi lên,...

=> Vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát: thực trạng môi trường nước của các ao, hồ đó; bước đầu tìm hiểu nguyên nhân của sự biến đổi môi trường nước, tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến sự biến đổi đó (nếu có).

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, xây dựng kế hoạch khảo sát theo gợi ý SGK tr.53, 54.

Kế hoạch khảo sát trình bày dưới Hoạt động 1.

Lưu ý khi xây dựng kế hoạch khảo sát: kế hoạch cần đầy đủ, có tính khả thi trong thực tế, phân công nhiệm vụ rõ ràng với thành viên nhóm; chủ yếu sử dụng phương tiện sẵn có của HS (máy ảnh, máy tính,...) hoặc mượn của trường (nếu có thể).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kế hoạch khảo sát.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường

1.1. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

- Tại nhiều địa phương hiện nay, môi trường, cảnh quan đang phải chịu những tác động tiêu cực từ hệ quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, lối sống của con người hoặc sự biến đổi của khí hậu.

- HS tự lập kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương theo gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thực hiện khảo sát theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tạo biểu mẫu (dựa trên bản kế hoạch đã xây dựng) để ghi chép, tổng hợp kết quả khảo sát được.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và tạo biểu mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 cặp đôi chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1.2. Thực hiện khảo sát theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả

Tìm hiểu thực trạng môi trường tại địa phương giúp chúng ta nhận thức được những việc cần làm để bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm hơn với thiên nhiên.

KẾ HOẠCH KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA XÃ A

(1) Nhóm thực hiện: Nhóm 1.

(2) Mục tiêu khảo sát:

- Tìm hiểu thực trạng môi trường nước của xã A.

- Tìm hiểu những tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường nước tại xã A.

- Đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường nước của xã A.

(3) Địa điểm khảo sát: Sông và các hồ, ao trong xã A.

(4) Thời gian khảo sát: Một tuần.

(5) Phương pháp thực hiện kế hoạch: Quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích và tổng hợp số liệu,...

(6) Phương tiện thực hiện khảo sát: Máy ảnh, điện thoại (ghi âm, quay video clip,...), phiếu quan sát,...

(7) Nội dung khảo sát:

- Thực trạng môi trường nước:

+ Các nguồn nước hiện tại ở địa phương.

+ Hiện trạng.

+ Nguyên nhân.

- Tác động của hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường nước:

+ Tích cực.

+ Tiêu cực.

(8) Phân công nhiệm vụ:

- Phụ trách lập bảng hỏi, thực hiện phỏng vấn: Huy, Linh.

- Lấy mẫu nước, phân tích: Trà, Tuấn.

- Thu thập hình ảnh, thực hiện phiếu quan sát, tổng hợp số liệu và viết báo cáo: Mai, Hùng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên với cảm xúc con người

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS giới thiệu được một số cảnh quan thiên nhiên từng đến thăm và ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên với cảm xúc con người thông qua 3 nhiệm vụ chính:
  3. Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm và chia sẻ cảm xúc của em khi đến thăm nơi đó.
  4. Thảo luận về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người.
  5. Kể lại một câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về cảnh quan thiên nhiên đã tác động tích cực đến cảm xúc của em hoặc người khác như thế nào.
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên với cảm xúc con người.
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm và chia sẻ cảm xúc của em khi đến thăm nơi đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm với gia đình, bạn bè.

- GV đặt câu hỏi gợi ý trao đổi:

+ Nơi em đến có điểm gì nổi bật về cảnh quan, môi trường?

+ Điều gì khiến em nhớ hoặc ấn tượng nhất về địa điểm đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo cặp, thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

Gợi ý:

+ Cảnh quan thiên nhiên: Vịnh Hạ Long.

+ Điểm nổi bật: nước biển xanh ngát, không khí dễ chịu, bãi cát trắng trải dài,...

+ Ấn tượng về Vịnh Hạ Long: cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh – sạch – đẹp.

- GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên với cảm xúc con người

2.1. Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm và chia sẻ cảm xúc của em khi đến thăm nơi đó

Cảnh quan thiên nhiên là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người, giúp mang lại những khoảng thời gian thư giãn có ý nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Nêu ý nghĩa, tác động của cảnh quan thiên nhiên tới cảm xúc con người.

- GV đưa ra một số gợi ý trao đổi:

+ Đứng trước một cảnh quan đẹp/hùng vĩ/tráng lệ,... chúng ta thường có cảm xúc như thế nào? (Nêu ví dụ cụ thể về cảnh quan tại địa phương hoặc trong nước, trên thế giới).

+ Vì sao trên thực tế, mỗi khi có chuyện buồn hoặc rắc rối trong cuộc sống, công việc, nhiều người muốn “đi trốn” đến một nơi chỉ có thiên nhiên để tĩnh tâm lại? Khi đó, cảnh quan thiên nhiên có thể giúp gì cho họ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.2. Thảo luận về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người

- Cảnh quan thiên nhiên có thể đem lại cho con người nhiều cảm xúc tích cực hoặc giúp họ giảm bớt buồn phiền, căng thẳng; tạo hứng thú cho công việc; kích thích sự sáng tạo, khám phá,...

- Ngược lại, một cảnh quan thiên nhiên xấu, bị ô nhiễm và ồn ào có thể gây ra sự bất an và căng thẳng tinh thần.

Nhiệm vụ 3: Kể lại một câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về cảnh quan thiên nhiên đã tác động tích cực đến cảm xúc của em hoặc người khác như thế nào

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khuyến khích HS liên hệ thực tế của bản thân hoặc người thân.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận về câu chuyện đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.3. Kể lại một câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về cảnh quan thiên nhiên đã tác động tích cực đến cảm xúc của em hoặc người khác như thế nào

Gợi ý:

Đồi chè Camellia là nơi du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của những cánh đồng chè xanh rợp bóng. Khi tôi đến đó, tôi cảm thấy rất bị thu hút bởi khung cảnh tuyệt đẹp, những hàng cây chè xanh ngắt, những dải đất trồng chè, và đặc biệt là không khí trong lành, trong tự nhiên. Tôi nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi trong cây, những âm thanh tự nhiên vô cùng êm dịu. Tất cả những thứ đó khiến tôi cảm thấy bình yên, thư giãn và thoải mái, như thể tôi đang được trở về với tự nhiên và khôi phục lại tinh thần của mình.

Trải nghiệm ở đồi chè Camellia đã giúp tôi thấy rõ được tác động tích cực của cảnh quan thiên nhiên đến cảm xúc và tâm trạng của con người. Nó cho thấy rằng những khoảnh khắc tưởng chừng như nhỏ bé, tầm thường, có thể mang lại cảm giác bình yên, thư giãn và tinh thần sảng khoái cho con người, và đó là một trong những lý do tại sao chúng ta nên bảo vệ và trân trọng cảnh quan thiên nhiên xung quanh chúng ta.

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS tổng hợp, báo cáo được kết quả đã nghiên cứu, khảo sát về thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh danh đến môi trường, và đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa trên các kết quả đó.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường thông qua 4 nhiệm vụ chính:
  3. Báo cáo kết quả thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  4. Trao đổi, nhận xét về kết quả khảo sát.
  5. Đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa vào các kết quả khảo sát đã thực hiện.
  6. Liên hệ những hành động HS có thể làm để cùng tham gia thực hiện các kiến nghị đó
  7. Sản phẩm: HS báo cáo kết quả khảo sát và có những đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường tại địa phương.
  8. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Báo cáo kết quả thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tham khảo gợi ý trong SGK tr.55:

+ Thực trạng môi trường tự nhiên:

●     Biểu hiện cụ thể.

●     Đánh giá mức độ ô nhiễm.

+ Nguyên nhân của thực trạng.

+ Tác động của các hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên.

+ ...

- GV khuyến khích tính sáng tạo và hợp tác của mọi thành viên nhóm khi trình bày kết quả.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát gợi ý SGK và thảo luận.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

3. Báo cáo kết qỉa khảo sát và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường

3.1. Báo cáo kết quả thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

Gợi ý:

- Thực trạng: Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí.

- Nguyên nhân:

+ Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu.

+ Chặt phá rừng.

- Tác động của các hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên:

+ Tích cực:

●     Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới (xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh,...), góp phần cải thiện môi trường.

●     Tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.

●     Phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

+ Tiêu cực:

●     Tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

●     Phát sinh nhiều chất thải.

●     Hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi, nhận xét về kết quả khảo sát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý HS trao đổi:

+ Kết quả khảo sát cho thấy bức tranh chung về môi trường tại địa phương chúng ta như thế nào?

+ Điều gì khiến em hài lòng, hoặc lo lắng về kết quả khảo sát này?

+ Nếu trong vai người lãnh đạo địa phương/chủ cơ sở sản xuất kinh doanh/người dân trong khu vực chịu tác động của biến đổi môi trường, em quan tâm đến khía cạnh nào của kết quả khảo sát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà và sau 1 tuần, chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.2. Trao đổi, nhận xét về kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về môi trường hiện nay (GV căn cứ vào phần trình bày của HS để kết luận).

Nhiệm vụ 3: Đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa vào các kết quả khảo sát đã thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tham khảo gợi ý các kiến nghị về bảo vệ môi trường nước tại địa phương trong SGK tr.55.

Kiến nghị về bảo vệ môi trường nước

tại địa phương

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi thành viên trong cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh chung ở các khu vực ao, hồ, sông, suối.

- Vận động bà con nông dân hạn chế dùng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp để tránh thuốc bị  ngấm vào nguồn nước.

- Hạn chế sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần, tận dụng sản phẩm có thể tái chế để sử dụng.

- ...

- GV khuyến khích HS kiến nghị theo những cách thức đa dạng: bản kiến nghị bằng lời; hình ảnh/biểu tượng, tranh poster,...

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình thức kiến nghị:

+ Hình ảnh:

Tranh cổ động

Tranh poster

+ Video clip:

https://youtu.be/wtLvIk7WbAU?si=NAnp1awmg3xArdx_

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video clip, thảo luận theo nhóm và lắng nghe GV hướng dẫn.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.3. Đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa vào các kết quả khảo sát đã thực hiện

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước:

- Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lí rác thải của người dân.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

=> Ở lứa tuổi trung học phổ thông, mỗi chúng ta đã đủ lớn và có hiểu biết để cùng tham gia ý kiến và cùng hành động để bảo vệ môi trường của địa phương.

Nhiệm vụ 4: Liên hệ những hành động HS có thể làm để cùng tham gia thực hiện các kiến nghị đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Viết ra ít nhất 2 hành động mình có thể làm để cùng thực hiện các kiến nghị đã đề xuất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tiễn để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.4. Liên hệ những hành động HS có thể làm để cùng tham gia thực hiện các kiến nghị đó

Đóng góp bằng việc làm cụ thể của mỗi người, dù nhỏ, sẽ góp phần tạo thành những nỗ lực chung lớn hơn để góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại địa phương, giúp cho cuộc sống của mỗi người ngày một tốt đẹp hơn.

Hoạt động 4: Chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS thể hiện được sự chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên thông qua các hành động và đề xuất cụ thể.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên thông qua các nhiệm vụ:
  3. Trao đổi về những hành động, việc làm nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  4. Chia sẻ về những hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em từng tham gia thực hiện.
  5. Đề xuất một hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
  6. Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô, các bạn và người thân để kêu gọi mọi người cùng tham gia.
  7. Thực hiện hoạt động đã đề xuất và chia sẻ kết quả.
  8. Sản phẩm: HS chủ động, tích cực liệt kê những hành động để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  9. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những hành động, việc làm nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (2 – 3 người):

+ Đọc gợi ý trong SGK tr.56:

●     Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi đến tham quan.

●     Tham gia giới thiệu, quảng bá về cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

●     Đăng kí tham gia các hoạt động tình nguyện để giữ gìn môi trường cho cảnh quan thiên nhiên.

●     Vận động bạn bè, người thân cùng chia sẻ trách nhiệm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

●     Phản đối những việc làm gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên.

+ Trao đổi về những hành động cần thiết nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và xây dựng nội dung GV yêu cầu.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả trao đổi:

+ Những hành động nào trong tầm tay của HS chúng ta?

+ Những hành động nào cần thực hiện ngay?

+ Những hành động nào cần sự phối hợp của người khác (hoặc cơ quan chính quyền)?

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

4.1. Trao đổi về những hành động, việc làm nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, mà cần cả sự chung tay, tích cực, chủ động của mọi người dân địa phương – trong đó có HS chúng ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về những hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em từng tham gia thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những việc mà em đã làm để bào tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo cặp và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4.2. Chia sẻ về những hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em từng tham gia thực hiện

Hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

- Tham gia cùng bố mẹ để tổng vệ sinh khu vực xung quanh nơi có cảnh quan.

- Tham gia trồng cây làm đẹp cảnh quan.

=> Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng chính là quan tâm bảo vệ một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Nhiệm vụ 3: Đề xuất một hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc ví dụ trong SGK tr.56.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và đề xuất hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Lưu ý: đề xuất và kế hoạch không cần quy mô lớn, song cần cụ thể, khả thi, phù hợp với thời gian tham gia của HS, không yêu cầu phức tạp về phương tiện thực hiện hay tài chính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.3. Đề xuất một hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa địa phương

Bảng gợi ý trình bày dưới Hoạt động 4.

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô, các bạn và người thân để kêu gọi mọi người cùng tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS sử dụng các kênh thông tin khác nhau để chia sẻ về nội dung kế hoạch đã lập, kêu gọi mọi người cùng tham gia với nhóm/lớp (kênh trực tiếp; kênh qua mạng xã hội; bảng tin của lớp/trường;...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.4. Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô, các bạn và người thân để kêu gọi mọi người cùng tham gia

HS chia sẻ kế hoạch theo hướng dẫn của GV.

Nhiệm vụ 5: Thực hiện hoạt động đã đề xuất và chia sẻ kết quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thực hiện kế hoạch từ 1 – 3 tuần.

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả thực hiện theo gợi ý SGK tr.57.

+ Những việc thực hiện tốt.

+ Những người em đã kêu gọi tham gia.

+ Những hạn chế của kế hoạch và khó khăn khi thực hiện kế hoạch.

+ Cảm nhận của em sau khi tham gia thực hiện hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi được mọi người cùng tham gia.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV mời HS khác bổ sung ý kiến, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.5. Thực hiện hoạt động đã đề xuất và chia sẻ kết quả

HS chia sẻ kế hoạch theo hướng dẫn của GV.

Soạn mới giáo án HĐTN 11 cánh diều bài Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 cánh diều mới, soạn giáo án HĐTN 11 cánh diều bài Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên, giáo án HĐTN 11 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay