Soạn văn 8 KNTT bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Yêu cầu đối với viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước)

- Giới thiệu khái quát về vấn đề mà em quan tâm.

- Đưa ra những luận điểm xác dáng để phân tích thuyết phục người nghe.

  • Vì sao em lại có ý kiến như vậy?

  • Ý kiến đó đúng đắn như thế nào?

  • Liên hệ mở rộng vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề một lần nữa

2. Phân tích văn bản tham khảo

- Mở bài: nêu được sự cần thiết của hiểu biết về lịch sử

- Thân bài: Các luận điểm đã triển khai bao gồm:

  • Kiến thức lịch sử cho ta biết được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của tổ tiên

  • Hiểu biết về lịch sử đem lại cho ta bài học về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời giúp ta rút ra từ quá khứ những kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại.

  • Hiện nay có một bộ phận HS không thích học môn lịch sử và thiếu hiểu biết về truyền thống của dân tộc, điều này dẫn đến hệ quả tiêu cực.

- Kết bài: Nhắc lại sự cần thiết của việc hiểu biết về lịch sử đất nước, khơi gợi thái độ cân có ở mỗi người và nêu cách thức hành động.

3. Thực hành viết theo các bước

*Đề bài tham khảo: 

+ HS với vấn đề xây dựng trường học thân thiện.

+ HS với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

+ Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em

+ Trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống

*Thực hành viết theo các bước

Bước 1. Chuẩn bị viết

Ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài, kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài.

Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý:

  • Xác định vấn đề cần bàn luận

  • Ý nghĩa, tầm quan  trọng của vấn đề: Phải nêu và xác định được ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề đó đối với cộng đồng, đất nước.

  • Các khía cạnh cơ bản của vấn đề kèm dẫn chứng

  • Ý nghĩa của vấn đề bàn luận và phương hướng hành động

- Lập dàn ý:

  • Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

  • Thân bài: Lập luận làm sáng tỏ ý kiến và thuyết phục người đọc

  • Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

Bước 3. Viết bài

+ Mỗi ý trong dàn ý cần được triển khai thành một đoạn văn: từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp.

+ Cần chú ý dẫn các câu văn có thể minh hoạ tốt cho ỷ đã được nêu, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tình trạng nói chung chung thiếu căn cứ.

+ Cần thể hiện được sự rung động thật sự của mình trước tác phẩm văn học đó nhưng tránh lối nói đại ngôn hay lạm dụng những câu cảm thán.

Bước 4. Xem và chỉnh sửa lại.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước), ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net