Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống ( con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) . Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Gợi ý: 

Trong xã hội hiện đại, khi mà chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Thì những vấn đề về sống có ý thức cộng đồng thực sự khiến mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.

Trước hết, hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp của mình.

Một người sống có ý thức cộng đồng trước hết phải thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng (cơ quan, tổ chức hay rộng hơn là cả một đất nước). Đồng thời luôn giữ được thái độ tôn trọng và yêu mến, đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh. Cùng với đó là tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên. Sống trong một tập thể, mỗi người nên hạ thấp cái tôi cá nhân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng chân thành và thấu hiểu.

Trong xã hội hiện đại, việc có ý thức cộng đồng sẽ thể hiện đạo đức của bạn. Đa số mọi người dân đều có ý thức cộng đồng, ví dụ như thực hiện đúng luật giao thông, vứt rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự nơi công cộng. Chưa bao giờ chúng ta hiểu rõ về ý thức cộng đồng như những ngày đất nước phải chiến đấu với đại dịch Covid - 19 vừa qua. Từ những người gian dối trong việc khai báo về bệnh dịch đến những người trốn cách ly. Từ những người lợi dụng sự hoang mang của người dân để tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm đến những người tung tin giả về “giải cứu” sầu riêng, tôm hùm hay việc Hà Nội phun thuốc khử trùng từ trên cao. Hoặc trường hợp bệnh nhân số 17 đi qua ba nước Anh, Ý, Pháp nhưng khi nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đã khai báo ý tế gian dối, để rồi kéo theo cả cộng đồng từ những lãnh đạo cấp cao đến người dân phải bước sang một giai đoạn mới. Tất cả những hành vi trên đều thể hiện sự thiếu ý thức cộng đồng của một số bộ phận người dân.

Đối với mỗi học sinh là thế hệ tương lai của đất nước thì càng cần phải có ý thức cộng đồng. Điều đó đến từ những hành động rất nhỏ như quyên góp ủng hộ người nghèo, giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ bạn bè trong học tập. Hay như trong giai đoạn được nghỉ học vì dịch bệnh, có nhiều em học sinh tuy còn nhỏ nhưng đã làm được những điều thật ý nghĩa. Câu chuyện về một em nhỏ cùng mẹ làm ra những chiếc bánh rồi đem bán. Toàn bộ số tiền đó, em đã mua khẩu trang ủng hộ cho các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dich. Những bức tranh vẽ của các em học sinh về những chiến sĩ công an bộ đội các y bác sĩ với như một lời tri ân. Chỉ với những hành động nhỏ nhưng cũng để lại ý nghĩa to lớn cho xã hội, giống như câu nói của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình ”.

Tóm lại, ý thức cộng đồng chỉ có được khi chúng ta chịu buông bỏ cái tôi của bản thân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng nhiệt tình. Và nếu sống có ý thức cộng đồng, mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO 

CH1. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận 

Gợi ý: 

Vấn đề: Hiểu biết về lịch sử. 

CH2. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử 

Gợi ý: 

  • Đưa ta về với cội nguồn, tìm hiểu quá khứ xa xôi từ buổi bình minh của dân tộc

  • Rút ra những bài học lịch sử, hình dung không khí oai hùng thuở Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,..

CH3. Tiếp tục dùng lí lẽ để mở rộng ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử. 

Gợi ý: 

  • Khi có ý thức sâu xa về nguồn cội, con người sẽ thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống ông cha

  • Rút ra bài học cho cuộc sống ngày nay, soi gương sáng của cha ông để hành động đúng đắn. 

CH4. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế: có những bạn trẻ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, hậu quả của tình trạng đó.

Gợi ý: 

Lí lẽ, dẫn chứng: 

  • Hiện nay nhiều người trẻ không có nhu cầu hiểu biết về quá khứ của đất nước

  • Họ nhầm lẫn các thời kì, sự kiện lịch sự, nhân vật,..

  • Ảnh hưởng: dẫn đến sự mơ hồ, nhạt phai lòng yêu nước, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, quốc gia

CH5. Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

Gợi ý: 

Ý nghĩa: học lịch sử một các hứng thú, say mê

Phương hướng hành động:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trong thư viện, trên internet, đến viện bảo tàng,..
  • Gặp gỡ các nhân chứng để nghe kể chuyện..

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 3, soạn ngữ văn 8 sách KNTT bài 3, Giải văn 11 bài 3

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com