Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài Ôn tập họ kì II

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài Ôn tập họ kì II. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

ÔN TẬP KIẾN THỨC

CH1. Trong học kì II, em được học những loại, thể loại văn bản nào? Hãy tóm tắt đặc điểm của các thể loại văn bản đó bằng một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp

Hướng dẫn trả lời: 

Em được học những loại, thể loại văn bản là: Văn bản nghị luận, Thể thơ tự do, Văn thuyết minh

Thể loại

Đặc điểm

Văn bản nghị luận

- là một dạng văn viết, viết ra nhằm cung cấp cho người đọc một tư tưởng nào đó về sự vật, sự việc. 

- Những đánh giá, xác lập trong văn nghị luận sẽ được triển khai cụ thể dưới từng luận điểm, luận cứ và dẫn chứng cụ thể, rành mạch.

Thể thơ tự do

là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do.

Văn thuyết minh

là loại văn bản cần được cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin 

Bởi vì tính chất thiết thực và chính xác của mình mà văn bản thuyết minh sẽ đem đến cho người được những thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất

CH2. Liệt kê văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã được học trong ngữ văn 8, tập 2, nêu những điểm giống nhau và khác nhau ở giữa hai kiểu cốt truyện này?

          Văn bản


Đặc điểm

Cốt truyện đa tuyến

 

Cốt truyện đơn tuyến

  

Giống nhau

 

Khác nhau

  

Hướng dẫn trả lời: 

        Văn bản

 

Đặc điểm

Cốt truyện đa tuyến

 

Cốt truyện đơn tuyến

Chiếc lá cuối cùng, Đồng chí

Xe đêm, Lặng lẽ sa Pa, Những ngôi sao xa xôi, 

Giống nhau

Có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác

Khác nhau

 Chuyện lồng trong chuyện

Một câu chuyện tuyến tính 

CH3. Thơ tự do có những đặc điểm gì so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện..

Hướng dẫn trả lời: 

 

Thơ tự do

Thơ năm chữ

Thơ thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thơ lục bát

Khác nhau

Cách hiệp vần: có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau (vần lưng, vần chân, vần chéo,…) hoặc không có vần.

Có thể gieo vần linh hoạt như: Vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… 

“Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Nghĩa là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp theo thì ngược lại. 

Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết.

Có cách gieo vần được quy định rõ ràng và chi tiết. Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận)

-Gieo vần vô cùng linh hoạt

-Tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát. 

Cách nhận biết

Có thể quan sát dung lượng chữ và dung lượng câu. 

Một bài thơ tự do không có tính quy luật cụ thể

Số lượng chữ trong các câu có thể không giống nhau.

Dựa vào số lượng chữ và luật bằng trắc trong mỗi câu thơ. Thể thơ năm chữ không giới hạn cụ thể về số lượng câu trong một bài thơ. Dung lượng của bài thơ tùy thuộc vào ý đồ của người viết.

dựa vào số lượng chữ trong câu, số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật như trên.

Về cách gieo vần, được quy định chặt chẽ về niêm và vần. Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau.

 

dựa vào số lượng chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử dụng của cả bài thơ.

Chỉ cần nhìn vào số lượng chữ trong từng câu thơ và quy luật gieo vần. Các câu lục và câu bát sẽ đan xen với nhau tạo thành một đoạn thơ, hoặc bài thơ hoàn chỉnh.

CH4. Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức Tiếng Việt được củng cố và kiến thức Tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh họa cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Trợ từ

- Cách nhận biết trợ từ

- Tác dụng của trợ từ

2

Thán từ + Biện pháp tu từ

- Cách nhận biết thán từ

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

Hai loại thán từ chính

3

Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

- Từ đồng nghĩa, từ láy

 

4

Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

- Từ đồng nghĩa, từ láy

- Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu

 

5

Thành phần biệt lập

- Cách nhận biết thành phần biệt lập

- Các thành phần biệt lập, tác dụng vàcách nhận biết

6

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

- Các kiểu câu tiếng Việt

- Nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

7

Câu phủ định và câu khẳng định

- Các kiểu câu tiếng Việt

- Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định

CH5. Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và những đề tài mà em đã thực hành ở ngữ văn 8, tập hai. Hãy lập một sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó

Hướng dẫn trả lời: 

Kiểu bài viết

Yêu cầu

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính .

- Nêu được chủ đề .

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Tập làm một bài thơ tự do

- Gieo vần linh hoạt hoặc không có vần

- Nhịp thơ linh hoạt

- Hình ảnh sinh động

- Biện pháp tu từ đa dạng

- Từ ngữ đặc sắc

- Cảm xúc chân thực

- Nội dung, ý nghĩa sâu sắc

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc

thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu

tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Viết văn bản thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên

- Nêu hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Nêu các biểu hiện cơ bản của hiện tượng đó

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng trên- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể)

- Nêu khái quát về bối cảnh viết (thời điểm viết, nhu cầu viết,…)

- Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;…)

- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực

- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí

Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

- Giới thiệu được thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách

- Trình bày được cách nhìn của tác giả về đời sống

- Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách

- Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách

Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới

Viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác một bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,..

CH6. Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã được thực hiện thành công nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

Các đề tài đã thực hiện:

- Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)

- Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)

- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân)

- Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân

=> Đề tài mà em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất là giới thiệu về một cuốn sách vì em rất thích đọc sách và yêu những giá trị được truyền tải thông qua những trang sách.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài ôn tập, soạn ngữ văn 8 sách KNTT bài ôn tập, Giải văn 11 bài ôn tập

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com