Đoạn trích thuộc thể thơ nào?

ĐỌC 

Chọn phương án đúng

Câu 1. Đoạn trích thuộc thể thơ nào?

A. Thơ năm chữ.

B. Thơ thất ngôn bát cú.

C. Thơ tự do

D. Thơ lục bát.

Câu 2. Những yếu tố nào giúp em nhận diện thể thơ của đoạn trích?

A. Vẫn thơ, nhịp và số tiếng trong dòng thơ

B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khổ thơ, vẫn, nhịp

D. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ

Câu 3. Hình ảnh so sánh ở dòng thơ Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy làm nổi bật đặc điểm của đối tượng nào?

A. Những hòn đảo giữa biển

B. Những người lính trên đảo

C. Những hòn đá trên đảo

D. Những cái cây trên đảo

Câu 4. Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung chính của đoạn trích?

A. Sự khắc nghiệt, dữ dằn của thiên nhiên nơi biển đảo xa xôi.

B. Sức mạnh tinh thần của người lính khi đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt.

C. Tâm tình của những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương. D. Sự sinh tồn kì diệu của con người giữa điều kiện sống gian nan.

Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy tượng hình đã được sử dụng trong đoạn trích?

A. đăm đăm, thăm thẳm, tốt tươi 

B. đăm đăm, thăm thẳm, héo quắt 

C. đăm đăm, thăm thẳm, linh đình

D. đăm đăm, thăm thẳm, thấp thoáng

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

A. Nhân hóa

B. Nói giảm nói tránh

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo em, “chúng tôi” trong đoạn thơ là ai?

Câu 2. “Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ?

Câu 3. Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Câu 4. Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi... ?

Câu 5. Giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn. Tìm thêm 3 từ có các yếu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn.

VIẾT

Câu hỏi: Viết đoạn văn ( khoảng  - 15 câu) trùnh bài cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi: Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nghiệm của mỗi người đối với quê hương đất nước

Câu trả lời:

ĐỌC

Chọn phương án đúng 

1 - C

2 - C

3 - B

4 - B

5 - D

Trả lời câu hỏi 

Câu 1:

Theo em, “chúng tôi” trong đoạn thơ là những người lính sống trên đảo ngày đêm phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt.

Câu 2:

"Chúng tôi", cơn mưa và đảo Sinh tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạnh cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó thể hiện tâm trạng của những người lính đang mong chờ cơ mưa trên đảo trong các khổ thơ

Câu 3:

Trong đoạn thơ, "đợi mưa" và "đảo Sinh Tồn" đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa về khát khao sống, sinh tồn và mong chờ những cơn mưa 

Câu 4:

 

Câu 5: 

Sinh tồn có nghĩa là không bị tiêu diệt

3 từ Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn: nhân sinh, tồn vong, tồn tại.

VIẾT

Câu hỏi: Viết đoạn văn ( khoảng  - 15 câu) trùnh bài cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc

Trần Đăng Khoa không chỉ biết đến với tư cách là một nhà thơ mà ông còn là một người lính biển, là chiến sĩ cầm súng ngoài Trường Sa. Chắc vì đã cùng đồng hành cùng biển khơi cùng những người đồng đội của mình trong khoảng thời gian dài nên ông từng đưa ra nhận xét: “Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió.  Vì tình cảm giành cho biển khơi và những người lính nên "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" đã ra đời. 

  Nỗi khao khát một cơn mưa đã được thể hiện rõ ở câu thơ “Ôi ước gì được thấy mưa rơi”. Khi có cơn mưa, những người lính chắc chắn sẽ ngửa mặt lên trời, hứng trọn những giọt mưa quý giá mà đã mong ngóng bấy lâu. Cơn mưa đến sẽ hồi sinh mọi thứ. Mưa đến làm những đám mây đã héo úa lâu nay tươi tắn hẳn. Mưa đến sẽ khiến những rặng đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên, khiến đảo xa khơi hóa đất liền. Hình ảnh người lính “cạo đầu” đã không còn xa lạ gì vì nó đã từng xuất hiện trong nhiều bài thơ. Những người lính xưa sẽ cạo đầu vì để tiết kiệm thời gian gội đầu đồng thời tiết kiệm nước. Và do ngày xưa điều kiện sống còn khó khăn nên gây ra nhiều loại bệnh như ghẻ lở, nấm đầu,…Vì thế mà những người chiến sĩ xưa thường phải cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn. Không thể gội đầu bằng nước biển mà việc thiếu nước ngọt là điều hiển nhiên nên việc chờ đợi một cơn mưa là điều mà các chiến sĩ biển luôn mong mỏi. Chỉ cần có cơn mưa xuất hiện là họ sẽ mở một bữa tiệc nước ngọt và không cạo đầu, để tóc mọc lên như lúa.

 Bài thơ với những nét tả thực cùng từ ngữ giản dị, giàu tính biểu cảm đã làm nên thành công cho bài thơ. Nhờ có những bài thơ như này, chúng ta mới biết được sự vất vả, hy sinh và khó khăn của những con người vẫn đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

NÓI VÀ NGHE

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com