Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài Ôn tập học kì II : Viết

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập học kì II : Viết, sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trình bày cảm xúc của em về hình tượng “cô gái mở đường” trong đoạn thơ được trích dẫn của bài tập 1 phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt.

Hướng dẫn trả lời;

"Cô gái mở đường” được tái hiện qua lời thơ đầy xúc động, trang nghiêm, thiêng liêng: "Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường”. “Cô gái mở đường” không hiện lên trực tiếp nhưng rất sống động trong kí ức của đồng đội, của những người chiến sĩ trên con đường hành quân ra trận. “Cô gái mở đường” hiện lên trong đoạn thơ như một nhân vật, một con người cụ thể với hành động quyết liệt, dùng cảm, sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc: Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hưởng thù. Hứng lấy luồng bom. Sự hi sinh của “cô gái mở đường để lại bao yêu thương, trận trọng trong kí ức đồng đội, trong những câu chuyện kể của người ở lại: Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn/ Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái. Nơi cô gái năm xuống, tình yêu thương của đồng đội, của quê hương vẫn “bồi đắp” mãi lên. Hình ảnh “khoảng trời” và “hố bom” gắn với sự hi sinh của “em – cô gái mở đường” mang ý nghĩa sâu sắc: Từ hố sâu của chiến tranh và chết chóc, và đẹp tâm hồn của cô gái mở đường và tình yêu thương, lòng nhân hậu, ấp ủ của quê hương cùng toả sáng bất diệt.

Bài tập 2. Từ câu chuyện của hoàng tử bé và các nhân vật trong đoạn trích đã dẫn ở bài tập 2 thuộc phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một trong những thói xấu mà em cho là “kì quặc” của con người hoặc của chính bản thân mình.

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi người có một cách tôi luyện, rèn giũa bản thân mình khác nhau. Mỗi người muốn rèn luyện bản thân hãy cố gắng tránh xa những tính xấu đặc biệt là tính kiêu căng và tự mãn.

Kiêu căng và tự mãn là hai tính khí hay đi cùng với nhau. Kiêu căng là việc chúng ta nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh, lĩnh vực nào đó. Còn tự mãn lại là việc chúng ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người kiêu căng, tự mãn hay có thói cho rằng bản thân mình là nhất, mình hơn người, những người khác phải học tập, noi theo mình, từ đó dẫn đến chủ quan, lơ là trong cuộc sống và dễ vấp ngã. Biết tự hào về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn thì chẳng khác nào tự tay phá hủy cuộc sống của chính mình. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.

Cuộc sống của chúng ta do chính mình làm chủ, hãy sống, rèn luyện và trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức , Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài Ôn tập học kì II : Viết

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com