Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài Ôn tập học kì II : Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 1)

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập học kì II : Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 1), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nước mình nhân hậu

Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Khoảng trời, hố bom, in trong Giải Nhất văn chương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998, tr. 285 – 286)

1. Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ Đường luật

C. Thơ tự do

D. Thơ 6, 7 chữ

Hướng dẫn trả lời:

C. Thơ tự do

Câu 2. Những dấu hiệu nào giúp em nhận diện thể thơ của đoạn trích?

A. Văn thơ, nhịp điệu và số tiếng trong các dòng thơ

B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khó thơ, văn, nhịp điệu

D. Dòng thơ, khổ thơ, vẫn điệu và nhịp điệu của bài thơ

Hướng dẫn trả lời:

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khó thơ, văn, nhịp điệu

Câu 3. 

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ con đường đêm ấy khỏi bị thương là gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Nói giảm nói tránh

Hướng dẫn trả lời:

B. Nhân hoá

2. Trả lời các câu hỏi

Câu 1.Theo em, “tôi” và “em” trong đoạn thơ là những ai? 

Hướng dẫn trả lời:

- “Tôi” là nhân vật trữ tình – trong bài thơ này là người lính, người chiến sĩ hành quân trên con đường mà “cô gái mở đường” đã chiến đấu và hi sinh. Câu thơ Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn giúp người đọc nhận diện và hiểu được điều đó.

- “Em” chính là hình tượng “cô gái mở đường” – những nữ thanh niên xung phong (có thể liên hệ bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê để hiểu rõ hơn điều này).

Câu 2. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “cô gái mở đường” được khắc hoạ trong khổ thơ đầu tiên? 

Hướng dẫn trả lời:

- Bài thơ bắt đầu bằng lời kể, tái hiện câu chuyện về cô gái mở đường với giọng điệu trang trọng gợi không khí thiêng liêng: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường.

- Những từ ngữ, hình ảnh tái hiện hành động của cô gái mở đường: “để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ cho đoàn xe kịp giờ ra trận”, “em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa”... Cô gái mở đường “đánh lạc hướng thù, cứu được con đường nhưng cô đã hi sinh anh dũng khi “hứng lấy luồng bom”. Hành động đó thể hiện sự dũng cảm, quyết liệt của cô thanh niên xung phong trong bài thơ. Khi cần cứu con đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận, cô đã có một lựa chọn thật phi thường: nhận về mình luồng bom - nhận về cái chết để dành sự sống cho con đường hành quân của những người lính, những đoàn xe đang ra trận để giải phóng quê hương, đất nước.

- Ý nghĩa của hình tượng: “Em” trong bài thơ được nhắc đến như là một cô gái – một con người cụ thể, nhưng “em” cũng là hình tượng đại diện cho rất nhiều cô gái, nhiều nữ thanh niên xung phong đã “mở đường” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó chính là những cô gái đã hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh cuộc sống của mình vì độc lập, tự do của đất nước.

Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh.

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất. Hình ảnh cô gái mở đường đã hi sinh và nằm trong lòng đất mẹ được nhà thơ liên tưởng, so sánh với hình ảnh “khoảng trời nằm yên trong đất”. Hình ảnh “khoảng trời” gợi liên tưởng tới một không gian tươi sáng, với “mây trắng”, với ánh sáng, với cả “những vì sao”... Từ hố bom sâu có nước mưa đọng lại, soi bóng khoảng trời mây trắng ở khổ thơ trước đó, nhà thơ đã tiếp tục liên tưởng tới hình ảnh cô gái trong lòng đất mẹ với vẻ đẹp bình yên và rạng ngời, rất đỗi thanh thản và vô cùng cao cả “như khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Có thể nói thêm về sự giao hoà giữa đất và trời được gợi lên trong hình ảnh so sánh này. Điều đó góp phần khắc họa rõ hơn ý nghĩa thiêng liêng trong sự hi sinh của cô gái mở đường.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói, lung linh. Hình ảnh “những vì sao ngời chói, lung linh” là hình ảnh ẩn dụ gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của “em” – cô gái mở đường. Cô gái đã hi sinh, đã trở về trong lòng đất mẹ nhưng dường như tâm hồn cô, vẻ đẹp của trái tim yêu thương và lòng dũng cảm vẫn còn tỏa sáng, bất diệt, vĩnh cửu như những vì sao sáng mãi, rực rỡ, “ngời chói” và “lung linh” trên bầu trời.

- Sự phối hợp của cả hình ảnh so sánh và ẩn dụ trong khổ thơ gợi lên những liên tưởng phong phú, sâu sắc cho người đọc.

Câu 4. Hình ảnh “hố bom” và “khoảng trời” gợi cho em suy nghĩ gì về sự hi sinh của “cô gái mở đường” và tình yêu thương của đất nước, quê hương dành cho cô?

Hướng dẫn trả lời:

- “Hổ bom” trước hết là hình ảnh thực gắn với sự khốc liệt của chiến trường: Bom đạn của kẻ thù dội xuống để lại những dấu ấn chết chóc trên mảnh đất quê hương. Hố bom đó đã chôn vùi tuổi thanh xuân của các “cô gái mở đường”, những người đã “hứng lấy luồng bom” để cho tuyến đường thông suốt, đoàn xe kịp giờ ra trận.

- “Khoảng trời” cũng là hình ảnh thực: Khoảng trời trên những hố bom nơi chiến trường đã soi bóng xuống hố bom – nơi nước mưa đọng lại: Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em/ Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ.

- Hình ảnh “khoảng trời” và “hố bom” được kết hợp trong mạch cảm xúc của bài thơ đã tạo nên những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, sâu sắc mang ý nghĩa ẩn dụ. Đất nước mình nhân hậu/ Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau. Khoảng trời soi bóng và vũng nước mưa đọng trong hố bom đã không chỉ “xoa dịu vết thương đau mà dường như còn làm cho sự sống hồi sinh và tình yêu thương của quê hương với em cô gái mở đường cùng tâm hồn người nữ thanh niên bóng đó mà “hố bom” không còn là hố sâu chết chóc hán thủ, “hố bom" trò xung phong đã hi sinh ấy luôn toả sáng, ngời rạng. Nhờ có khoảng trở”: thành nơi lưu giữ kí ức về những “cô gái mở đường” - những nữ thanh niên xung phong đã hi sinh quên mình, gửi lại tuổi xuân nơi chiến trường vì tình yêu Tổ quốc.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức , Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài Ôn tập học kì II : Đọc hiểu và thực hành tiếng việt ( Bài tập 1)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 2 kết nối tri thức

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net