Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài 3 Củng cố, mở rộng

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 3 Củng cố, mở rộng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

CH1. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp: 

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

 

 

 

 

 

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời: 

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

Năm 1285- Cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông 

Lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta.  

Luận điểm 1: Các trung thần được ghi trong sử sách 

Luận điểm 2: Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc.

Luận điểm 3: Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ. 

Luận điểm 4: Kêu gọi tướng sĩ 

- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ

- Sự ngang ngược, tàn ác, tham lam của quân giặc. 

- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn trộn từ các nhà hợp lại một quyển.

- giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

 Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Xích Tu Tư,..

“đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,.., vét của kho có hạn.

 "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt… ta cũng vui lòng".

 "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục,.. há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 trích trong " Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 

 Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc.

 Luận điểm 1: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

Luận điểm 2: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến 

Luận điểm 3:  Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Luận điểm 4: Bổn phận của chúng ta 

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)

 

 “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”

“Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”

CH2. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp: 

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Luận điểm 1

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Luận điểm 2

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Luận điểm n

….

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

- Đoạn từ..... đến......

- Đoạn văn thuộc kiểu.......

Hướng dẫn trả lời: 

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Luận điểm 1

- Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”.

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

- Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch

Luận điểm 2

- Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”.

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp

Luận điểm 3

- Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

- Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

Luận điểm 4

- Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

CH3. Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. 

Hướng dẫn trả lời: 

Đặc điểm cơ bản: 

  • Cần có các luận điểm được chia rõ ràng và cụ thể

  • Có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chân thật, đúng đắn

  • Giọng văn có tính thuyết phục

CH4. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 

Hướng dẫn trả lời: 

Giống: Đều thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm của cả 2 văn bản

Khác: 

  • Hịch tướng sĩ: 

+ khích lệ tinh thần chiến đấu lúc nước lâm nguy 

+ Dẫn chứng nêu tên các nhân vật cụ thể

  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: 

+ dẫn chứng, bày tỏ truyền thống yêu nước của toàn dân  

CH5. Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở các luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó. 

Gợi ý: 

Tìm đọc văn bản nghị luận về vấn đề: "Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công”

Luận đề: Sức mạnh của ý chí con người 

Luận điểm: 

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.

  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

Kiểu đoạn văn: song song 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 3, soạn ngữ văn 8 sách KNTT bài 3, Giải văn 11 bài 3

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com