Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài 5 Củng cố, mở rộng

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 5 Củng cố, mở rộng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

CH1. Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Điệu bộ gây cười, mỉa mai, trào phúng

  • Tình huống bất ngờ

  • Thủ pháp phóng đại, chơi chữ

  • Biện pháp nghệ thuật nhằm nhấn mạnh

CH2. Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Hướng dẫn trả lời: 

  • Mang lại niềm vui, giúp mọi người giải trí, thư giãn

  • Phê phán, châm biếm, mỉa mai những thói hư tật xấu

CH3. Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Hướng dẫn trả lời: 

Một số vở hài kịch, truyện cười: Đi chợ, Nhưng nó phải bằng hai mày, Treo biển, Mua kính,..

Em thích nhất tác phẩm: thầy bói xem voi

a. Phê phán: 

  • Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi.

  • Các thầy đều không chịu lắng nghe ý kiến của nhau mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình.

b. Thủ pháp trào phúng: 

  • Cách các thầy bói xem voi và phán về voi là: dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. 

  • Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi, sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế. 

  • Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình 

c. Chi tiết thú vị nhất: Các thầy dùng tay sờ và mô tả một cách rất sống động nhưng đem lại tiếng cười cho người đọc. 

CH4.  "Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Gợi ý: 

Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ: cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người, nhưng điểm nổi bật là tiếng cười có tính triết lý xã hội sâu sắc. Truyện cười dân gian là sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó, nhân dân đã dùng tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa, vô đạo đức. Cái cười tố cáo, quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ, vượt xa cái cười giải trí. Nó phơi bày ung nhọt của xã hội, sự mục rỗng của xã hội. Tuy chưa đủ sức công phá trước thành trì của chế độ phong kiến nhưng tiếng cười này có ý nghĩa kéo nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đường cho sự tiến bộ của xã hội tốt đẹp hơn. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 5, soạn ngữ văn 8 sách KNTT bài 5, Giải văn 11 bài 5

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net