Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy; tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra); thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ; hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ; trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc; còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.
Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.
Cái cười mang tính hài đòi hỏi; trước hết; phải có một đối tượng cười; tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười; mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười; xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập; không cân xứng không hài hoà.
Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài; không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa; tranh vui; đọc chuyện cười mà vẫn không cười; đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.