CH1. Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.
Gợi ý:
Một số văn bản truyện đề tài lịch sử:
Hoàng Lê nhất thống chí: tái hiện hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh
Phùng Hưng đánh hổ: kể về danh nhân lịch sử Việt Nam, qua đó thể hiện lòng dũng cảm và yêu thương nhân dân của nhân vật
Thái sư Trần Thủ Độ: xoay quanh cuộc đời nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ và những đức tính cao đẹp của ông
Một số bài thơ Đường luật:
Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan): thể hiện sự cô đơn và nỗi nhớ thương quê hương đất nước
Thương vợ (Trần Tế Xương): khắc hoạ hình ảnh người vợ hiền tần tảo, chịu thương chịu khó của tác giả. Hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam
CH2. Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, bối cảnh. cốt truyện. nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Luận đề, luận điểm, li lẽ và bằng chứng biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ. bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giả chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.
Gợi ý:
Truyện lịch sử: Thái sư Trần Thủ Độ
Chủ đề: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Bối cảnh: Dưới triều đại nhà Trần, lúc này Trần Thủ Độ làm thái sư
Cốt truyện: Những hành động thường ngày cho thấy Trần Thủ Độ là một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh
Nhân vật: Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, vua,..
Ngôn ngữ: tả thực của lối chép sử biên niên
Bài thơ Bạn đến chơi nhà
Bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến
Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
Niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.
Luật: Luật trắc
Đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
Bố cục:
+ Phần 1 (6 câu đầu): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
+ Phần 2 (câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
Văn bản nghị luận xã hội: Tôi có một giấc mơ - Mác-tin Lu-thơ Kinh
Luận đề: Quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
Luận điểm:
Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công.
Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.
Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.
Lí lẽ:
Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.
Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ
Dẫn chứng:
Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất …
Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự do của người da đen…
CH 3. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.
Gợi ý:
Nhớ bạn phương trời (Trần Tế Xương)
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Cảm xuân (Tản Đà)
Thu ẩm (Nguyễn Khuyến)
Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Thương vợ (Trần Tế Xương)