Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài 5 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ( Lợn cưới, áo mới)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 5 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ( Lợn cưới, áo mới). Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH: Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị. 

Gợi ý: 

Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh,…

Truyện cười em thấy thú vị nhất: Trạng Quỳnh.

ĐỌC VĂN BẢN 

Lợn cưới áo mới 

CH1. Cách hỏi và cách trả lời của hai nhân vật. 

Hướng dẫn trả lời: 

Cách hỏi: hỏi con lợn nhưng thêm từ “cưới” vào để khoe

Cách trả lời: thêm thông tin mặc “áo mới” cũng nhằm mục đích khoe

Treo biển

CH2. Hành động của nhà hàng mỗi khi có người nhận xét cái biển.

Hướng dẫn trả lời: 

Đều nghe theo ý kiến của mọi người và thay đổi nội dung biển

CH3. Vì sao nhà hàng cất cái biển. 

Hướng dẫn trả lời: 

Vì nghe lời nhận xét “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”. 

Nói dóc gặp nhau

CH 4. Chú ý độ dài của chiếc ghe. 

Hướng dẫn trả lời: 

Độ dài được miêu tả phóng đại: dài không lấy gì đo cho xiết. “Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi …đến chết vẫn chưa tới lái”

CH 5. Chú ý chiều cao của cái cây

Hướng dẫn trả lời: 

Chiều cao được miêu tả phóng đại: cao ghê gớm. “Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa…đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả”

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

Hướng dẫn trả lời: 

Phê phán tính khoe khoang, khoác lác của con người

CH2. Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Điểm đặc biệt: hỏi và trả lời thừa thãi chi tiết “lợn cưới” và “áo mới” nhằm mục đích khoe của

Cách thông thường: 

  • Hỏi: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”

  • Trả lời: “Tôi có/ không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”

CH3. Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Hướng dẫn trả lời: 

  • Tính hay khoe của

  • May được áo mới bèn mặc vào và ra cửa đứng để mong có ai đi qua khen

  • Khi được hỏi về việc có thấy con lợn không, thì  trả lời thừa thãi để người ta chú ý đến cái áo mới của mình

CH4. Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Hướng dẫn trả lời: 

Nhà hàng bán cá trong truyện đã làm theo những ý kiến của mọi người. 

Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ giữ vững lập trường của mình và những ý kiến đó chỉ mang tính chất tham khảo. 

CH5. Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần để phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ nghe lời người khác dù không biết đúng hay sai

CH6. Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Hướng dẫn trả lời: 

Sự khác thường ở chỗ những điều họ nói đều viển vông không có khả năng xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, lời nói của anh thứ hai nhằm mục đích chê bai, phê phán lời nói dóc của anh thứ nhất

CH7. Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Hướng dẫn trả lời: 

 Chi tiết "Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc thuyền của anh"

=> Từ đầu anh thứ hai đã biết anh thứ nhất đang nói dọc nên muốn mỉa mai, châm biếm

CH 8. Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này? 

Hướng dẫn trả lời: 

 - Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có ý bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo, để rồi chính nhân vật nhận ra cái sai trái của mình.

=> Sắc thái châm biếm, mỉa mai với những thói hư tật xấu của con người. Đó là những lời đối đáp mang sắc thái ý nghĩa tương tự nhằm giúp đối phương nhận ra thói hư tật xấu của mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên. 

Gợi ý:

Truyện cười là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Truyện cười được sáng tác không chỉ nhằm mang đến tiếng cười giải trí sau những phút giây lao động mệt mỏi mà còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu, qua đó gửi gắm những bài học, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khoe khoang là một trong những hành vi của tính cách con người, nhằm gây ra sự chú ý bằng cách nói ra cái tài, cái giỏi của mình cho người khác biết, hay tìm cách che giấu sự thua kém không bằng người khác. Khoe khoang, phô trương là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, đây là biểu hiện của thói quen xấu. Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí mọi người coi thường… Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực: là biết mình biết ta, nó là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý, nó nâng cao giá trị của mỗi con người. Ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng… không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 5, soạn ngữ văn 8 sách KNTT bài 5, Giải văn 11 bài 5

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net