Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 5: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 5: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU VĂN BẢN LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

- Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà bận rộn (có đám cưới)

- Thông thường, anh ta chỉ cần hỏi “Tôi có con lợn, bác có thấy nó chạy qua đây không?”. Ở đây, rõ ràng từ “cưới” không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi

- Anh có áo mới thích khoe của tới mức may được áo mới đem ra mặc ngay rồi “ra cửa đứng để mong có ai đi ngang qua thì người ta khen”

- Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp. Người ta hỏi về con lợn, anh liền “phanh hai vạt áo ra mà trả lời”. Không chỉ điệu bộ, anh ta còn kèm theo câu thông báo “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vào câu trả lời. Đây là yêu tố thừa trong câu trả lời nhưng là nội dung cần thông báo của anh ta

-> Chính việc “dư” thông tin làm cho cuộc đối thoại sẽ trở nên đặc biệt bởi mục đích phát ngôn không chỉ hỏi và trả lời mà còn là khoe khoang bản thân. Cuộc đối thoại trở nên bất bình thường, trái tự nhiên -> Gây cười

=> Tác giả dân gian đã ngầm phê phán thói khoe khoang, khoác lác, đây cũng là thói hư tật xấu phổ biến ở một bộ phận người trong xã hội xưa.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN TREO BIỂN

- Nhà hàng treo biển với mục đích quảng cáo. 

- Cái biển ban đầu đầy đủ thông tin về mặt hàng, địa điểm bán, chất lượng hàng bán. Những thông tin này cần thiết cho khách hàng. 

- Nội dung góp ý của khách hàng: Có 4 ý kiến khác nhau

  • Ý 1: đòi bỏ chữ “tươi”

  • Ý 2: bỏ chữ “ở đây”

  • Ý 3: bỏ “có bán”

  • Ý 4: bỏ “cá”

Các ý đều được lập luận chặt chẽ, được nói với giọng chê bai nên nhà hàng đều răm rắp nghe theo và bỏ đi lần lượt từng phần nội dung trên tấm biển

- Sau khi nghe nhận xét của khác, nhà hàng đã lần lượt bỏ các thông tin đó vậy nên cuối cùng cái biển không còn, nhà hàng tiến hành “cất nốt biển”. 

=> Mục đích treo biển không đạt được -> Nhà hàng trở lại trạng thái ban đầu -> Treo biển vô tác dụng -> Gây cười. 

=> Tiếng cười của câu chuyện được bật ra ở chỗ nhà hàng không có lập trường vững vàng, lắng nghe ý kiến của người khác nhưng không có sự chọn lọc, đánh giá. 

=> Bài học rút ra: Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau, cần tiếp thu một cách tỉnh táo và có chủ ý trước những lời nhận xét, góp ý, bình phẩm của những người xung quanh.

III. TÌM HIỂU VĂN BẢN NÓI DÓC GẶP NHAU

- Truyện Nói dóc gặp nhau phần lớn là đối thoại của hai nhân vật: anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng. Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của cái ghe và độ cao của cái cây đều phi thực tế.  

- Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu cao độ.

- Chi tiết gây bất ngờ nhất là chi tiết ở cuối truyện: “Anh chàng đi xa về nghe thế cãi: – Làm gì có cây cao vậy? Không thể tin được./ Anh kia lúc đó mới cười: – Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?”

Chi tiết này gây bất ngờ nhất bởi có lẽ anh chàng đi làm ăn xa về muốn khoác lác về chuyện phương xa xứ lạ để loè mọi người trong làng cho vui, nhưng không ngờ lại bị anh chàng nói dóc trong làng bóc mẽ. Bản thân anh cũng không chấp nhận được sự bịa đặt trong lời kể của anh chàng nói dóc trong làng nên buột miệng “cãi” lại. Việc “cãi” này của anh chàng đi xa chứng tỏ chính anh đã thừa nhận chuyện cái ghe của mình cũng là “không thể tin được. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa về tự phủ định mình. 

=> Truyện Nói dóc gặp nhau phê phán thói khoác lác. Từ đó, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ chúng ta rằng không nên nói những điều mà đến chính mình cũng không tin và không có bằng chứng xác thực.

IV. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI

1. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ đại chúng, chứa nhiều ẩn ý.

2. Đặc sắc bố cục thể loại

- Cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một tình huống.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 5: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com