Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

Câu hỏi 2. Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Câu hỏi 3. Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Câu hỏi 4. Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ của nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Câu hỏi 5. Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

Câu hỏi 6. Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Câu hỏi 7. Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chỉ tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Câu hỏi 8. Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này? 

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Các truyện Lợn cưới, áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau phê phán thói khoe khoang của con người và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn trong cuộc sống; khuyên mọi người phải có chứng kiến với những quyết định của mình; không nên nói khoác nói sai sự thật. 

Câu hỏi 2. 

Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có điều đặc biệt thể hiện ở chi tiết khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” đáng lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Ở đây câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Đối với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ với mục đích “khoe” của anh ta. Quả là tình huống rất buồn cười và lố bịch.

Câu hỏi 3.

Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới. Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chỉ vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. 

Câu hỏi 4.

Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã làm theo tất cả những ý kiến của mọi người. Nếu em là chủ của nhà hàng thì em sẽ giữ vững lập trường của mình và em chỉ coi những ý kiến đó là những lời tham khảo. 

Câu hỏi 5. 

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê - gỡ biển nhiều lần cho thấy kết quả của việc cả nghe người khác, đã khiến cho người chủ nhà hàng bán cá có việc làm rất kì khôi là bỏ hẳn tấm biển đi, mà theo lẽ thông thường cửa hàng buôn bán nào cũng phải có.

Câu hỏi 6.

Ở lời nói của hai nhân vật đều là lời nói dóc, nói quá lên về các sự việc được kể, những sự việc đó có thể hoàn toàn không có thật. 

Câu hỏi 7. 

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết cuối cùng của truyện: “ Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh” đã tạo ra sự bất ngờ cho truyện.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com