Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 KNTT bài 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 4 Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Mục đích: tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và nhân dân. 

CH2. Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,...) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Mục đích: khen ngợi những người thi đỗ được đề tên trên bảng vàng. 

SAU KHI ĐỌC 

CH 1. Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Bố cục: 4 phần:

  • Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu
  • Phần 2: Hai câu thực: Cảnh trường thi
  • Phần 3: Hai câu luận: Xuất hiện nhân vật nước ngoài
  • Phần 4: Hai câu kết: Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

CH2. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Hướng dẫn trả lời: 

Thời gian: Ba năm mở một khoa

Hình thức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà

  • Chế độ thi cử lôi thôi, bát nháo, không quy củ

CH3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa"? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Hướng dẫn trả lời: 

Biện pháp tu từ đảo ngữ: lôi thôi sĩ tử, ậm oẹ quan trường

Tác dụng: nhấn mạnh được không khí, khung cảnh nhếch nhác, lộn xộn trong ngày thi. 

CH4. Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Hướng dẫn trả lời: 

 Phép đối: 

  • Sĩ tử: lôi thôi, nhếch nhác

  • Quan trường: ra oai, nạt nộ

Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh: Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.

CH5. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sử và mụ đầm?

Hướng dẫn trả lời: 

  •  Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. 

  • Xuất hiện hình ảnh mụ đầm ăn mặc loè loẹt và phô trương giữa chốn quan trường

  • Tiếng cười trào phúng, mỉa mai của Tú Xương trước cảnh tượng lố bịch, nhục nhã

CH6. Nhắc đến "nhân tài đất Bắc”. tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Hướng dẫn trả lời: 

Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến

Thái độ: 

  • Nhắn nhủ về hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến của nước ta. 

  • Mỉa mai, châm biếm và thể hiện sự bất lực trước thời thế

CH7. Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

Nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là sĩ tử. 

Vì: 

  • Vốn dĩ sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức; là học sinh của Quốc Tử Giám; rộng hơn là học sinh tại các trường do triều đình quản lý. 

  • Còn trong thơ của Tế Xương, hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thật lôi thôi. Đây là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng.

  • Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. 

CH8. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Hướng dẫn trả lời: 

  • Phê phán hiện thực nhố nhăng, đau buồn của đất nước

  • Đau đớn, chua xót và bất lực trước hiện thực đất nước

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Gợi ý:

Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là tác phẩm có tính trào phúng mà em ấn tượng nhất. Đặc biệt là hai câu thơ: "Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa.” Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã thường thấy. Những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net