Câu hỏi 1.
Bố cục bài thơ gồm 4 phần. Đó là đề - thực - luận - kết.
Câu hỏi 2.
Hai câu đề đã phơi bày cả sự đổ nát của kì thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.
Câu hỏi 3.
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ "lôi thôi" nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi.
Câu hỏi 4.
Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Câu hỏi 5.
Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.
Câu hỏi 6.
Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Thái độ của tác giả qua lời nhắn nhủ về cảnh nước nhà bị mất nước.
Câu hỏi 7.
Nhân vật sĩ tử để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Trong trí tưởng tượng của ta, sĩ tử là bậc trai tài, là học trò trứ danh, có học thức, chịu sự quản lí, rèn luyện của triều đình. Vậy mà trong thơ của Tế Xương, bậc sĩ tử lại không có lấy một cái bút, chỉ vỏn vẹn một cái lọ cầm theo khi đi đường. Họ trông thật lôi thôi, kệch cỡm, họ điển hình cho hình ảnh những cậu học trò đi thi dưới thời thực dân lố bịch. Các sĩ tử đông như chảy hội, không có trật tự hàng lối nên quan trường lại càng phải “ậm ọe” réo to. Tác giả đã dùng điệu cười kinh bỉ cho sự lô thôi đến đáng thương của sĩ tử và sự “ậm ọe” của quan trường, thật không biết xấu hổ.
Câu hỏi 8.
Bài thơ với cảm xúc chủ đạo phản ánh nét bi hài đáng chê trách về hiện thực đau buồn, tủi hổ, lố lắng. Bên cạnh đó là giọng thơ trữ tình thấm đậm cao cay đắng, nhục nhã của cuộc đời.