Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ

Với đề văn mẫu lớp 11 Chân trời sáng tạo: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ

Bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu, ảnh hưởng Tỳ bà hành, hoà hợp với thuyết giao ứng (“correspondance”) của Baudelaire, là một bài thơ mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, trạnh nhớ hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm. Cảm xúc lời thơ, Cung Tiến sáng tác Nguyệt cầm, tình khúc lãng mạn giá trị, mang những cung bậc Tây phương. Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Nói như Baudelaire: Bởi thơ và qua thơ, bởi nhạc và qua nhạc mà tâm hồn thoảng thấy những ánh hào quang ẩn sau cõi chết. Người thi sĩ bằng trực giác mẫn cảm nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta tìm thấy cấu trúc nội dung trên đây qua sự phân tích cấu trúc hình thức. Bài Nguyệt cầm mang những tính chất cơ bản của thi ca. Thi sĩ đã đem nội tâm của con người hoà cùng âm nhạc, ném vào vũ trụ hành tinh. Còn lại một mình đối diện với cõi chết, âm u, hoang lạnh. Bềnh bồng ngoài thực tại, trong vị trí giao tiếp giữa không gian và vũ trụ. Lưỡng lự, nửa thăng thiên về một hành tinh lý tưởng, nửa hạ huyệt về cõi độc dược, Ác hoa (Les fleurs du mal). Sự đối chất giữa Lý tưởng (Idéal) và Nỗi sầu (Spleen, Ennui) trong Baudelaire, không chỉ truyền sang Xuân Diệu, thấm vào Huy Cận, mà còn thông suốt cả một thế hệ thi nhân, biến thành nỗi sầu nhân thế, tận diệt thế nhân trong cảm giác nghẹt thở, bất lực, hoang mang, muôn đời buồn bã.

Bài văn mẫu 2: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ

Nhắc đến sự thành công của phong trào thơ mới, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến những cái tên như Chế Lan Viên, Huy Cận và đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu - Người được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Thoát ra khỏi lối mòn của thơ cũ, Xuân Diệu đã để lại cho đời cả một gia tài thơ khổng lồ. Trong thơ Xuân Diệu luôn có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh của nhà thơ muôn hình muôn vẻ, có khi là những điều lớn lao trong tình yêu, nhưng có khi là chỉ qua việc nghe “nguyệt cầm” nhà thơ đã tạo nên bao điều tinh tế. Bài thơ “Nguyệt cầm” là một trong những bài thơ thể hiện rõ sự tinh tế ấy. Không gian được bao quanh bởi tiếng đàn. tiếng đàn hoá thành đại dương, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng, là bạc, là pha lê. Câu thơ như vút cao lên. Tuy nhiên, từ đầu bài thơ tới giờ đêm nhạc chỉ gây cho ta cảm giác ớn lạnh thì biển pha lê kia cũng là một bể sầu vô định, mênh mông, choáng ngợp mà trên đó có một chiếc đảo đang bơ vơ.  Giờ chỉ còn lại tiêng đàn sầu não với một tâm hôn bơ vơ. Không gian nín lặng đi vì xúc động. Nỗi buồn ngập tràn, lan tỏa, lắng sâu vào tâm hồn người đọc. Tiếng đàn ngân mãi, vang vọng vào cái không gian xa kia làm nó thêm vời vợi mà con người thì cứ nhỏ đi, chìm đi mãi. Thế giới không có mặt trời ầy sao mà hoang vắng quá. Chỉ có những sợi ánh sáng le lói, những giọt âm thanh lấp lánh trên trang thơ, cái tài, Cái hồn của Xuân Diệu được đặt ở đó. Thơ Xuân Diệu là tiếng lòng của ông, thiên nhiên là tâm sự khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn ông. Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu mà thiên nhiên là hình thức biểu hiện của tình yêu đó, đó là nơi ông gửi gắm tâm trạng, những suy nghĩ khiến ông trăn trở. Khi ông thất vọng cô đơn, thiên nhiên lạnh lẽo trầm lắng, khi ông vội vã sống, vội vã yêu, thiên nhiên trở nên tươi sáng chan hòa. Tuy nhiên nếu như thả tâm hồn mình cũng ngập chìm trong đó, ta sẽ thấy vương vấn man mác một nỗi buồn không tên, mới nhìn tưởng như là muôn thuở nhưng nhìn kĩ thì nó lại mang dấu ấn của một lớp người, của một thời đại đã qua có thể nhận được sự cảm thông của nhiều thế hệ sau.

Bài văn mẫu 3: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ

Bài thơ Nguyệt Cầm là một thi phẩm đặc sắc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Thi sĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ tượng trưng Pháp, trước hết là Baudelaire. Bài này là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire (Correspondances): tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm, đúng ra, những run rẩy của “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. ”Nguyệt cầm” là bài thơ Xuân Diệu viết để thể hiện những cảm xúc, tình cảm đầy chất trữ tình, đặc biệt là những ẩn ý của cảm xúc ấy được thể hiện qua một hình ảnh mới lạ “nguyệt cầm”. Với nhan đề của bài thơ này ta có thể liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn người nhìn, người xem. Không gian được nhà thơ Xuân Diệu gợi mở ra ở đây chính là không gian của một đêm trăng, đối tượng soi chiếu của ánh trăng đó được gợi nhắc cụ thể ở đây, chính là “cung nguyệt”. Thể hiện sự tiếp xúc giữa ánh trăng với cung đàn, Xuân Diệu đã thể hiện thông qua động từ “nhập”, từ này có sức ám ảnh mạnh mẽ, vì nó không chỉ gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành một giữa chúng. Ngay câu thơ đầu tiên, nhà thơ Xuân Diệu đã tạo cho bài thơ một âm hưởng trầm buồn, và nỗi buồn ấy được thể hiện ngay trong câu thơ sau đó “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”, vầng trăng trong cái nhìn của nhà thơ cũng đâu phải là một hiện tượng của thiên nhiên mà nó như một con người, có sự đa cảm nhất định, biết thương, biết nhớ. Tương đồng với dòng xúc cảm của vầng trăng, cung đàn dường như cũng u uất, lặng lẽ trong giai điệu “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm”, và trong cách miêu tả của nhà thơ, ta lại liên tưởng đến đàn và trăng như một đôi tình nhân, và giữa họ là một chuyện tình buồn “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”, “giọt rơi” ở đây có thể là ánh trăng. Hiểu như vậy ta có thể thấy được cái độc đáo trong cảm nhận của Xuân Diệu, vì nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương. Nguyệt Cầm là một thi phẩm hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu. Bài thơ làm nên một tiếng vang lớn trong nền văn học nước nhà. 

Bài văn mẫu 4: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ

Trong thơ Xuân Diệu có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh nhà thơ muôn hình muôn vẻ, có khi lại là những điều lớn lao trong tình yêu, trong lòng người, nhưng có khi là chỉ qua việc nghe “nguyệt cầm” nhà thơ đã tạo nên bao điều tinh tế. “Nguyệt cầm” là một trong những điều tinh tế ấy. Thơ ca lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bôđơle) ... Trong thơ Xuân Diệu, sự chuyển đổi cảm giác giữa âm thanh, màu sắc, hương vị ... rất thuần thục, nhà thơ luôn tạo ra những kênh cảm giác giao thoa với nhau. “Nguyệt cầm” là bài thơ nói nhiều về sự giao thoa ấy. Nhà thơ đã chọn đây là bài thơ hay nhất của ông, “bài thơ thăng hoa từ đầu đến cuối”. Không gian của bài thơ ngày càng khuya khoắt, thanh vắng hơn, dường như cái lạnh của đêm thu càng làm tăng thêm độ ngời sáng của trăng. Tiếng đàn không chỉ dừng lại ở mức độ tạo nên cảm xúc buồn mà chuyển thành “ghê”, tức là sợ hãi, mặc cảm như lùi xa. Cả bài thơ có đến ba từ “lạnh” nhưng phải đến từ thứ ba do được ngăn cách quyết liệt bởi hai dấu phẩy mới thấy hết được cái lạnh toát ra mạnh mẽ nhất; cách chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác đến độ như thế đã là tuyệt đối! Cái lạnh lọc trong ánh trăng, rùng mình làm người đọc cũng rợn người. Nhà thơ đã nghe tiếng đàn bằng toàn bộ sự sống của mình. Còn ta, ta nghe tiếng đàn thơ bằng các giác quan của mình. Tất cả nằm trong sự cộng hưởng đến tuyệt vời. Thế mới biết năng lực tạo hình bằng âm thanh của Xuân Diệu đạt đến mức tài hoa như thế nào. Không còn gì ngoài tiếng đàn đang thả ra từng giọt ảm thanh não nề. Sương bạc, đêm khuya là thính giả của đêm nhạc cũng lặng thinh và nín thơ và rồi chợt nhận ra rằng sao Khuê đang bị mờ dần bởi mối sầu trong nhạc, nhà thơ ngước nhìn lên. Lúc này giọng đàn sầu não đã chiếm lĩnh cả bên trong những vì tinh tú, tâm sự trong nhạc đã sâu sắc tuyệt đối. Vũ trụ đã nghiêng mình, lòng người đã bị chinh phục !. Bài thơ kết thúc trong lúc cả vũ trụ bị thu hút bởi âm thanh Nguyệt cầm. Chỉ còn những sợi ánh sáng trăng, giọt âm thanh trăng như vương lại, đọng trên trang thơ.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo đề Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ, bài văn hay lớp 11 về Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ,những bài văn hay Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net