[toc:ul]
1.1. Khái niệm về bệnh
- Bệnh là sự rối loại hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh ở vật nuôi xảy ra khi tồn tại ba yếu tố:
+ Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật
+ Động vật có sức đề kháng thấp
+ Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
- Có hai loại tác nhân gây bệnh:
+ Tác nhân bên ngoài
+ Tác nhân bên trong cơ thể
- Bệnh truyền nhiễm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi vì bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch
1.3. Vai trò phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững
- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
1.4. Biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi
a. Phòng bệnh cho vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine
- Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống
- Nhốt riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan
- Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh Không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thái của chúng ra môi trường khi chưa xử lí.
- Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị dụng cụ của vật nuôi ốm, chết khi chưa được sát trùng
b. Phòng bệnh bằng vaccine
- Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất
- Vaccine giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm
- Giảm rủi ro vì bệnh tật (bị chết)
- Chi phí tiêm vaccine thấp hơn chi phí điều trị bệnh
- Vaccine là chế phẩm sinh học được chế ra từ chính mầm bệnh (virus, vi khuẩn) gây ra bệnh đó
- Vaccine được đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh
c. Trị bệnh cho vật nuôi
- Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần trị bệnh cho vật nuôi, báo ngay cán bộ thú y đến khám và điều trị. Bác sĩ thú y sẽ căn cứ vào loại bệnh, mức độ bệnh và hiệu quả kinh tế mà đưa ra biện pháp xử lí thích hợp
- Vệ sinh trong chăn nuôi giúp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi và bảo vệ môi trường
- Những yêu cầu về vệ sinh trong chăn nuôi:
+ Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống trong chăn nuôi
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi
+ Quản lí chất thải chăn nuôi
2.1. Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh là chuồng có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng..) phù hợp cho vật nuôi, có địa điểm, hướng chuồng và kiểu chuồng phù hợp; chuồng và dụng cụ chăn nuôi được làm sạch hàng ngày, tiêu độc khử trùng trước và sau mỗi lứa nuôi hoặc khi có dịch bệnh
2.2. Vệ sinh thức ăn, nước uống tring chăn nuôi
- Thức ăn, nước uống trong chăn nuôi đảm bảo vệ sinh là:
+ Đúng chủng loại
+ Đủ khối lượng
+ Hợp vệ sinh
+ Thức ăn bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí, tránh nắng, mưa , côn trùng
2.3. Vệ sinh thân thể vật nuôi
- Vệ sinh thân thể vật nuôi phải: tùy loại vật nuôi, giai đoạn phát triển và thời tiết để cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí.
- Ý nghĩa: Tắm, chải và vận động hợp lí nhằm làm sạch thân thể, phòng ngừa các bệnh ngoài da, tăng cường trao đổi chất và nâng cao sức khỏe.
2.4. Quản lí chất thải chăn nuôi
- Quản lí chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, thức ăn thừa, xác vật nuôi và các loại rác thải khác như túi nylon, chai lọ...
- Ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi: góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, làm tăng thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường.