Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 KNTT bài 2 Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 2 Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ

1. TƯ LIỆU HIỆN VẬT

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa..

2. TƯ LIỆU CHỮ VIẾT

- Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ. Các nguồn tài liệu này kể cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

- Ưu điểm: Cho biết khá đầy đủ về thông tin

- Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.

3. TƯ LIỆU TRUYỀN MIỆNG

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian, truyền thuyết được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

4. TƯ LIỆU GỐC

- Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Tìm kiếm google:

Đề cương ôn tập lịch sử 6 KNTT bài 2 Các nhà sử học dựa vào, lý thuyết trọng tâm sử 6 kết nối bài 2 Các nhà sử học dựa vào, nội dung chính lịch sử 6 kết nối

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử 6 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net