Ôn tập kiến thức Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển biến kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.
- Kim loại được con người tình cờ phát hiện ra khi khai thác đá vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
- Đồng có sẵn trong tự nhiên, là đồng đỏ. Việc biết sử dụng lửa và làm đồ gốm dẫn đến việc luyện ra đồng thau, sắt.
- Công cụ và vật dụng bằng kim loại phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn nhiều so với công cụ và vật dụng bằng đá.
- Kim loại được sử dụng vào những mục đích trong đời sống của con người cuối thời nguyên thủy:
+ Khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xé gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ.
+ Một số công việc mới xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá xã hội thành người giàu và người nghèo: con người đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa từ công cụ lao động bằng kim loại. Số sản phẩm dư thừa đó thuộc về một số người.
- Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có phân hoá giàu, nghèo: quan hệ bình đẳng được thay thế bằng quan hệ bất bình đẳng, xuất hiện giai cấp thống trị (người giàu), giai cấp bị trị (người nghèo).
- Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã:
+ Thể hiện qua ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun: Chứng tỏ người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng.
+ Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công cụ, vũ khí bằng đồng (thể hiện qua hiện vật).
+ Đồ gốm phát triển, đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết nung gốm ở nhiệt độ cao).
+ Định cư ven các con sông và có đời sống tinh thần phong phú (vị trí các nền văn hoá, hiện vật phản ánh chăn nuôi và đời sống tinh thần: gà, tượng người).
- Cuối thời nguyên thủy, người Việt cổ có:
+ Những công cụ lao động: công cụ mũi nhọn dùng trong săn bắt, trồng trọt, mũi giáo, mũi tên để săn động vật
+ Những ngành nghệ sản xuất: đồ gốm, đồ đồng chứng tỏ thủ công nghiệp phát triển, đã có thợ chuyên làm gốm, thợ luyện kim.
Đề cương ôn tập lịch sử 6 CTST Bài 5: Chuyển biến kinh tế, xã hội, lý thuyết trọng tâm sử 6 chân trời Bài 5: Chuyển biến kinh tế, xã hội, nội dung chính lịch sử 6 chân trời