Tải giáo án Powerpoint Công dân 8 KNTT bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Tải bài giảng điện tử powerpoint Công dân 8 kết nối tri thức bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

TRÒ CHƠI TIẾP SỨC

Chia lớp thành 2 đội

Lần lượt tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo

Đội nào tìm được nhiều và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo:

  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

  1. Ai ơi sớm tối chuyên cần

Cày sâu cuốc bẫm có phần về sau.

  1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

   Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công,

   Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Thảo luận nhóm

Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được?

BÀI 3. LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động
  2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động
  3. Khái niệm và biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Đọc câu chuyện “Một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo” (SHS tr.16, 17) và trả lời các câu hỏi:

  • Nhóm 1: Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên?
  • Nhóm 2: Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt?
  • Nhóm 3: Em hiểu như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động?
  • Nhóm 4: Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên?

Câu hỏi a

  • Hằng ngày, Niu-tơn thường giam mình trong phòng làm việc để đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ.
  • Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.
  • Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn “Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên”.

Câu hỏi b

Các bạn HS đã trải qua nhiều lần thất bại nhưng vẫn tìm mọi cách để khiến cho rô-bốt hoạt động.

Thử sáng tạo cải tiến bộ điều khiển và đã thành công.

Kết luận

Khái niệm:

  • Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.
  • Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

Biểu hiện

Lao động cần cù

Lao động sáng tạo

Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả.

Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

 

  1. Ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo trong lao động

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1, 2. Quan sát bức tranh (SHS tr.17) và trả lời câu hỏi: Qua bức tranh, em hãy cho biết kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động là gì?

Nhóm 3, 4. Đọc thông tin 1 (SHS tr.18) và trả lời câu hỏi: Qua trường hợp trên, em hãy cho biết kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động là gì?

Nhóm 5, 6. Đọc thông tin 2 (SHS tr.18) và trả lời câu hỏi: Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì?

Câu hỏi 1. Qua bức tranh, chúng ta thấy được:

Nhờ máy gieo hạt của bác M mà sức lao động của người nông dân được giải phóng.

Họ không phải mất quá nhiều sức lực để gieo cấy cây trồng mà năng suất lao động vẫn cao.

Câu hỏi 2

N đã không ngừng tìm tòi, thử nghiệm

Loại chất tẩy rửa sinh học vừa an toàn, vừa lành tính, không gây ô nhiễm môi trường và tận dụng để nguồn rác thải hữu cơ

Chế tạo nước rửa bát từ rác thải sinh hoạt có nguồn gốc thực vật: vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả

Thành công khi chế tạo nước rửa bát từ vỏ bưởi

Câu hỏi 3. Ở trường hợp 2, việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến kinh tế gia đình anh Dũng gặp nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng không cao, thu nhập thấp.

Ý nghĩa

Giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao đời sống.

Được mọi người yêu quý, tôn trọng.

  • Học sinh cần phải quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

  1. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
  2. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
  3. Chỉ làm những việc mình được giao
  4. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 2. Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  2. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  3. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  4. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 3. Em tán thành với ý nào dưới đây?

  1. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  2. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  3. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  4. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 4. Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  1. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả.
  2. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới.
  3. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.
  4. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động.

Câu 5. Hành vi sau đây có thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động “Chị L thường xuyên chế tạo các chai lọ bỏ đi thành các giỏ trồng hoa, trang trí cho không gian nhà thêm xanh tươi”?

  1. Hành động của chị L thể hiện chị là một người sáng tạo trong lao động
  2. Hành động của chị L thể hiện chị là một người cổ hủ
  3. Chị L có thể mua chậu trồng cây mới để có thể chọn được nhiều mẫu mã đẹp hơn
  4. Chị L chỉ chăm chỉ chứ không sáng tạo trong lao động

LUYỆN TẬP

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập

Nhiệm vụ 1 – bài tập 1

Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

X

 

Dù lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo thì mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo chất lượng.

b. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được.

 

 

X

Sáng tạo không chỉ là khả năng bẩm sinh của con người mà qua lao động, làm việc thực tiễn sẽ giúp con người nảy sinh nhiều sáng kiến mới nhằm cải tiến quá trình sản xuất và rèn luyện sự cần cù, bền bỉ.

 

c. Lao động chân tay thì không cần sáng tạo.

 

 

X

Lao động chân tay vẫn cần phải sáng tạo bởi nó sẽ giúp năng suất lao động tăng cao, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

 

 

Nhiệm vụ 2 – bài tập 2

Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

  1. a) Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.
  2. b) Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.
  3. c) Bạn Y làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong.

Việc làm của bạn Đ thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Đ chăm chỉ, chịu khó, luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải tiến món ăn để cả nhà ăn được ngon miệng.

Việc làm của chị M thể hiện sự sáng tạo trong lao động vì đã tận dụng phế liệu để chế tạo thành vật dụng mới.

Ngoài ra chị còn tiếp tục sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình ® Thể hiện đức tính tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Việc làm của bạn Y thể hiện bạn chưa cần cù, sáng tạo trong lao động. Bạn Y chỉ làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong chuyện mà không chịu suy nghĩ, tìm tòi.

Nhiệm vụ 3 – bài tập 3

Xử lí tình huống

Nhóm 1, 2: Đọc tình huống a và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

Nhóm 3, 4: Đọc tình huống b và trả lời câu hỏi:

  • Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H?
  • Nếu em là chị H, em sẽ làm gì?

Tình huống a:

  • Việc làm của anh A là sáng tạo trong lao động vì anh luôn đưa ra nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhằm cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty.
  • Không đồng tình với ý kiến và việc làm của chị B vì chị ngại làm việc vất vả, không có ý thức cùng nhóm làm việc để nâng cao năng suất.

Tình huống b:

  • Ý kiến của chị H là đúng một phần vì đã “thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công” khi làm việc. Tuy nhiên, suy nghĩ “không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng tới kết quả chung của cả dây chuyền” là chưa đúng vì chị thiếu tính sáng tạo trong lao động. Ngoài việc cần cù, chăm chỉ thì cần sáng tạo để có thể rút ngắn thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng năng suất lao động và cải tiến được mẫu mã.
  • Nếu em là chị H, em sẽ cùng các đồng nghiệp trong dây chuyền sản xuất tích cực đổi mới, sáng tạo cách làm để có thể tăng năng suất, cải thiện mẫu mã áo sơ mi.

VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Viết bài chia sẻ về một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Tên của tấm gương lao động cần cù đó?

Những việc làm, lời nói, hành động, thái độ,…của người đó thể hiện tính cần cù, sáng tạo trong lao động như thế nào?

Việc làm của họ đã đóng góp gì cho tập thể, cộng đồng,...

Em học hỏi được gì cho bản thân?

Nhiệm vụ 2: Thiết kế một sản phẩm thể hiện sự sáng tạo từ những vật liệu tái chế

Tái chế đồ thuỷ tinh

Tái chế từ ống hút

Tái chế từ bóng đèn cũ

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học:
  • Trả lời câu hỏi bài tập 4, 5 (phần Luyện tập) và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng.
  • Làm bài tập Bài 3 – Sách bài tập Giáo dục công dân 8.
  • Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4 – Bảo vệ lẽ phải.

BÀI HỌC KẾT THÚC!

HẸN GẶP LẠI CÁC EM

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Công dân 8 KNTT bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k/kì - 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Công dân 8 KNTT, giáo án điện tử Công dân 8 kết nối bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo, giáo án powerpoint Công dân 8 kết nối tri thức bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay