Tải bài giảng điện tử powerpoint Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
BÀI 3 – TIẾT 1: Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và hậu quả
Bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước
Một số cách làm sạch nước
01 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ HẬU QUẢ
Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả
Thảo luận nhóm
Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Hình 2
Rác thải và nước thải được xả thẳng xuống sông, hồ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Hình 3
Nước thải từ các nhà máy không được xử lí, xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
Hình 4
Tràn dầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, có thể gây chết sinh vật biển,…
Hình 5
Nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản được xả thẳng ra môi trường làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Thảo luận nhóm
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì?
Theo em, vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước?
Hình 6
Nước thải chưa qua xử lí được xả trực tiếp ra sông, hồ,… gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các sinh vật sống trong môi trường này, dẫn tới các sinh vật khác như chim, cò,… sẽ mất nguồn thức ăn.
Hình 7
Rác thải nhựa được xả xuống sông, hồ, biển,… làm mất nơi sống của các sinh vật sống trong môi trường nước.
Hình 8
Nước ở sông, hồ, ao,… bị ô nhiễm dẫn tới các sinh vật như cá, tôm,… bị nhiễm độc, thiếu khí ô-xi nên bị chết hàng loạt.
Hình 9
Nước của các sông, hồ,… bị ô nhiễm do các loại rác thải, nước thải. Con người sử dụng nguồn nước này sẽ bị mắc rất nhiều bệnh tật như thương hàn, tả, kiết lị,…
KẾT LUẬN
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như xả rác, phân, nước thải không đúng nơi quy định; nước thải từ các nhà máy, khai thác khoáng sản chưa được xử lí; sự cố tràn dầu;…
Nước bị ô nhiễm có màu lạ, có mùi hôi thối, làm lan truyền các dịch bệnh như thương hàn, tả, kiết lị, đau mắt,…; hủy hoại nơi sống và đời sống của các sinh vật,…
Hoạt động luyện tập – thực hành
Câu 1
Nêu một số dấu hiệu và nguyên nhân nước bị ô nhiễm ở địa phương em.
Câu 2
Hãy hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bạn những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đó.
STT |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
1 |
Phun thuốc trừ sâu |
Ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại cho thực vật, động vật sống trong nước,… |
… |
? |
? |
02 BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NƯỚC
Quan sát và đọc thông tin ở các hình 10, 11, 12, 13
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
Trả lời
Thẻ 1
Hình 10: Phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
Thẻ 2
Hình 11: Thu gom rác thải ở các sông, suối, ao, hồ,…
Thẻ 3
Hình 12: Kiểm tra và lắp các đường ống dẫn nước cẩn thận để tránh rò rỉ nước.
Thẻ 4
Hình 13: Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
Quan sát và đọc thông tin ở các hình 14, 15, 16, 17
Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?
Trả lời
Thẻ 1
Hình 14: Nên làm: vặn vòi nước vừa đủ khi sử dụng; khóa vòi nước sau khi đã sử dụng.
Thẻ 2
Hình 15: Nên làm: cần thông báo để được sửa chữa kịp thời khi phát hiện đường dẫn nước bị rò rỉ.
Thẻ 3
Hình 16: Không nên làm: sử dụng nước lãng phí,...
Thẻ 4
Hình 17: Nên làm: giữ lại nước rửa tay để tưới cây, lau nhà vệ sinh, rửa xe,...
Em cùng gia đình đã làm gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?
Các em hãy xem video về Bảo vệ nguồn nước
THẢO LUẬN NHÓM
Yêu cầu: Viết, vẽ hoặc thuyết trình về một số cách bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.
KẾT LUẬN CHUNG:
Một số việc cần làm để bảo vệ nguồn nước
Bỏ rác đúng nơi quy định
Kiểm tra đường ống dẫn nước định kỳ
Thu gom rác thải ở ven biển, sông, suối, ao, hồ,…
Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
Một số cách sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Mở vòi nước vừa đủ dùng, khóa kĩ vòi nước sau khi sử dụng
Khi phát hiện đường ống dẫn nước rò rỉ cần có biện pháp khắc phục ngay và sửa chữa kịp thời.
Sử dụng nước sinh hoạt để tưới cây, lau nhà
BÀI 3 – TIẾT 2: Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Khoa học 4 Chân trời sáng tạo, Tải giáo án Powerpoint Khoa học 4 CTST Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn, Tải giáo án Powerpoint Khoa học 4 chân trời Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn