Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Thuật toán đệ quy (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Bài 2: Thuật toán đệ quy (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. THUẬT TOÁN ĐỆ QUY

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Làm quen được với hàm đệ quy.
  • Biết được các bước cần thực hiện khi giải bài toán bằng thuật toán đệ quy.
  • Đọc hiểu được một vài chương trình tính toán đơn giản sử dụng thuật toán đệ quy.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về thuật toán đệ quy.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập Chuyên đề môn Tin học 11 – Khoa học máy tính qua việc tìm hiểu về thuật toán đệ quy.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức giải quyết được các bài toán được định nghĩa đệ quy.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Làm quen được với hàm đệ quy; Biết được các bước cần thực hiện giair bài toán bằng thuật toán đệ quy; Đọc hiểu được một vài chương trình tính toán đơn giản sử dụng thuật toán đệ quy.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Trách nhiệm: tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, sách CĐHT, SGV Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
  • Máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm mô phỏng thuật toán, máy chiếu, màn hình chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, sách CĐHT Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
  • Tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, dẫn dắt đưa ra vấn đề để học sinh suy nghĩ khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Gợi ý câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Khởi động trang 10 sách CĐHT:

Định nghĩa an = a × a × … × a. Em hãy đưa ra mô tả đệ quy cho hàm F(n) để tính an.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS đọc SGK, thực hiện công não để có câu trả lời cho các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- Gợi ý đáp án:

+ Phần đệ quy: Ta có an = a × an – 1, do đó có thể viết F(n) = a × F(n – 1).

+ Phần cơ sở là hàm tại n có giá trị nhỏ nhất bằng 0, có a0 = 1 do đó F(0) = 1.

Do đó, hàm đệ quy F(n) tính giá trị an được viết như sau:

                        (1)

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Thế nào là hàm đệ quy? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 2. Thuật toán đệ quy.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ về đệ quy

  1. Mục tiêu: Làm quen được với hàm đệ quy.
  2. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi đọc sách CĐHT, phân tích Hình 1, trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 10, từ đó rút ra đặc điểm hàm đệ quy.
  3. Sản phẩm: Hàm đệ quy.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc sách CĐHT, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 10 sách CĐHT:

Hai chương trình trong Hình 1 yêu cầu người sử dụng nhập hai giá trị nguyên a và n từ bàn phím (n ≥ 0), rồi gọi là hàm power1 (a, n)power2 (a, n) tương ứng để in ra màn hình giá trị an. Em hãy đọc cả hai chương trình này và:

a) Cho biết kết quả thu được của hai chương trình khi giá trị của cặp (a, n) nhập vào lần lượt bằng (2, 4) và (3, 6).

b) Nhận xét về sự khác nhau giữa hai hàm power1 (a, n) power2 (a, n).

 

 

 

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết hàm đệ quy được xác định như thế nào?

 

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS trả lời: Nếu hàm power2 (a, n) xử lí phần đệ quy trước, phần cơ sở sau thì cần sửa thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin sách CĐHT, thực hiện nhiệm vụ và thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS báo cáo.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm hàm đệ quy

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 10 sách CĐHT:

a) Khi (a, n) = (2, 4), giá trị trả về của cả hai chương trình đều là 16.

Khi (a, n) = (3, 6), giá trị trả về của cả hai chương trình đều là 729.

b) Hoạt động này đề xuất hai cách tính an:

⮚ Hàm power1 (a, n): Tính an theo công thức an = a × a × … × a (gồm n thừa số a). Do đó hàm sử dụng một vòng lặp for lặp n lần, mỗi lần lặp nhân vào biến kq một giá trị a. Biến kq lưu trữ kết quả của an, do đó khởi tạo ban đầu bằng 1.

→ Hàm power1 (a, n) không phải hàm đệ quy.

⮚ Hàm power2 (a, n): tính an theo công thức đệ quy (1) được xây dựng từ phần khởi động. Do đó, hàm power2 (a, n) cũng bao gồm hai phần:

+ Phần đầu bao gồm các câu lệnh xử lí phần cơ sở.

+ Phần thứ hai tương ứng với phần đệ quy. 

→ Hàm power2 (a, n) là hàm đệ quy.

- Đặc điểm hàm đệ quy:

o   Trong hàm có một hoặc nhiều lệnh gọi đến chính nó.

o   Mỗi lần gọi đệ quy thì kích thước của bài toán được thu nhỏ hơn so với lần gọi trước. Khi đạt được trường hợp thì chương trình không cần gọi đệ quy.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở rộng:

def power2 (a, n):

  if n >= 1:

     return a * power2(a, n – 1)

  else if n == 0:

     return 1

Hoặc

def power2 (a, n):

  if n >= 1:

     return a * power2(a, n – 1)

  else:

     return 1

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thuật toán đệ quy

  1. Mục tiêu: Biết được các bước cần thực hiện khi giải toán bằng thuật toán đệ quy; Đọc hiểu các bước cần thực hiện khi giải bài toán bằng thuật toán đệ quy.
  2. Nội dung: HS hoạt động độc lập, đọc sách CĐHT, quan sát Hình 2 , Hình 3 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi về thuật toán đệ quy.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt vấn đề HS: Thuật toán đệ quy được cài đặt dưới dạng hàm đệ quy giải các bài toán được định nghĩa đệ quy.

Áp dụng Hình 2. Mô hình của thuật toán đệ quy vào power2 (a, n) ở Hoạt động 1 trả lời các câu hỏi sau:

- Trường hợp cơ sở:

+  Các câu lệnh kiểm tra if () tương ứng vào câu lệnh nào?

+ tương ứng với câu lệnh nào?

Lưu ý: Trong nhiều bài toán phức tạp khác thì không đơn giản chỉ có duy nhất câu lệnh return 1 như trong trường hợp hàm power2 (a, n) mà sẽ phải giải một bài toán cụ thể gồm nhiều câu lệnh.

- Gọi đệ quy:

+ dequy() tương ứng với câu lệnh nào?

+ được thực hiện trong hàm power2 (a, n) như thế nào?

- Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 11 sách CĐHT.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin sách CĐHT, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi.

- Các HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả trả lời của HS

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS hoàn thành ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Thuật toán đệ quy

- Thuật toán đệ quy được cài đặt dưới dạng hàm đệ quy, để xử lí với các đối tượng được định nghĩa đệ quy.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

+ Các câu lệnh kiểm tra if (): tương ứng trong hàm power2 (a, n) là câu lệnh if n == 0.

+ : Trong hàm power2 (a, n)  chỉ có câu lệnh return 1 để trả về giá trị lời_giảicủa bài toán mà không cần phải tính toán gì khác.

+ dequy() : Tương ứng trong hàm power2 (a, n) là power2(a, n – 1), input kích thước từ n giảm xuống còn n – 1.

+ : Trong hàm power2 (a, n) để có được lời giải của bài toán kích thước n, ta chỉ cần giải duy nhất một bài toán có kích thước input nhỏ hơn n – 1 (tương ứng với power2(a, n – 1)); lời giải của bài toán kích thước n thu được thông qua một phép nhân: đem giá trị của a nhân với kết quả của bài toán kích thước n – 1 sẽ ra lời giải của bài toán kích thước n (thực hiện thông qua câu lệnh return a * power2(a, n – 1)).

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 11 sách CĐHT:

a)

+ return 0

+ return h(n – 1) + n – 1

b) Khi n = 5, chương trình in ra “Tổng số cái bắt tay giữa 5 người bằng 10”.

Khi n = 10, chương trình in ra “Tổng số cái bắt tay giữa 10 người bằng 45”.

-----------------------Còn tiếp-----------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Thuật toán đệ quy (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Thuật toán đệ quy, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Thuật toán đệ quy

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay