Tải giáo án Powerpoint Tin học 7 KNTT bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính
Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Tin học 7 bộ sách Kết nối tri thức bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ:
nhấn vào đây
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Trong dự án Trường học xanh của em có cần tính toán không?
- Nếu cần tính toán thì phép toán là gì?
BÀI 7: TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG TRÊN BẢNG TÍNH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Kiểu dữ liệu trên bảng tính
Công thức trong bảng tính
Sao chép ô tính chứa công thức
Thực hành: Nhập thông tin dự kiến số lượng cây cần trồng của dự án
- Kiểu dữ liệu trên bảng tính
Hoạt động 1
Quan sát Hình 7.1, Hình 7.2 và trả lời câu hỏi
- Bảng tính điện tử nhận biết được các kiểu dữ liệu nào?
- Các kiểu dữ liệu đó được thể hiện như thế nào trong bảng tính?
Trả lời
- Bảng tính tự nhận biết dữ liệu là số, chữ hoặc ngày tháng.
- Bảng tính tự động căn chỉnh theo kiểu dữ liệu vừa nhập.
- Khi nhập dữ liệu vào các ô, phần mềm sẽ tự động nhận biết được kiểu dữ liệu và hiển thị theo khuôn dạng mặc định.
- Các kiểu dữ liệu cơ bản mà phần mềm nhận dạng được là văn bản, số, ngày tháng,…
- Khả năng hỗ trợ tính toán là đặc trưng ưu việt của các chương trình bảng tính.
- Muốn nhập công thức cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
- Các phép toán đơn giản là +, –, *, /, ^.
- Công thức tính toán có thể chứa các số, phép toán và các dấu ngoặc tròn.
TRÒ CHƠI “GHI NHỚ”
Luật chơi: Hai đội chơi viết lại các biểu thức toán học bằng công thức toán học đúng trong phần mềm bảng tính để có thể hiển thị ra kết quả mà không bị lỗi. Đội nào tìm ra kết quả các kiểu thức nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
HỘP KIẾN THỨC
- Mỗi ô dữ liệu trong bảng tính sẽ thuộc một trang các kiểu sau:
- Kiểu dữ liệu số, chữ, ngày tháng được nhập trực tiếp.
- Kiểu dữ liệu công thức được nhập theo cú pháp: =.
- Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai? Vì sao?
- = 5^2 + 6*101
- = 6*(3+2))
- = 2(3+4)
- = 1^2 + 2^2
- Công thức trong bảng tính
Em hãy cho biết, nếu nhập công thức vào một ô tính và tính toán với giá trị nằm ở các ô khác thì phải làm thế nào?
Nếu công thức là biểu thức tính toán trên dữ liệu các ô khác thì cần đưa địa chỉ các ô này vào biểu thức cần tính toán.
Nếu sửa hoặc nhập lại dữ liệu thì kết quả trong ô E4 ở mỗi hình có thay đổi không?
Trả lời
- Hình 7.3: không thay đổi → công thức tính không đúng nữa.
- Hình 7.4: thay đổi theo dữ liệu nhập lại → công thức tính vẫn đúng.
HỘP KIẾN THỨC
- Khi nhập công thức mà các tham số của chúng liên quan hoặc phụ thuộc vào các ô khác thì trong công thức phải ghi địa chỉ các ô đó, chứ không ghi giá trị.
- Ý nghĩa tính toán tự động của công thức: Khi các ô liên quan bị thay đổi dữ liệu, công thức sẽ tự động thay đổi theo và luôn đúng.
- Trong các trường hợp sau, công thức cần nhập tại ô tính là gì?
- Hình 7.5: Công thức cần nhập tại ô C6 là = (C3+C4+C5)/2
- Hình 7.6: Công thức cần nhập tại ô C5 là 2*C3*C4. Công thức cần nhập tại ô C6 là = C3*C3*C4 hoặc = C3^2*C4.
Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint Tin học 7 KNTT bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Powerpoint Tin học 7 Kết nối, giáo án điện tử Tin học 7 KNTT bài 7: Tính toán tự động trên bảng, giáo án trình chiếu Tin học 7 kết nối bài 7: Tính toán tự động trên bảng