CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Quan sát hình ảnh về Lâu đài A-răn-đen (Anh)
- Được xây dựng vào thế kỉ XI.
- Là một trong những lâu đài cổ kính và đẹp nhất ở Tây Âu.
- Là hiện thân quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời phong kiến.
BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Đặc điểm lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Thành thị Tây Âu trung đại
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
Giới thiệu chung
Từ thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc từng bước tràn xuống xâm nhập La Mã, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng ở đế quốc này.
- Quan sát Lược đồ 1.2 và đọc thông tin SGK tr.5: Hãy nêu những việc làm của người Giéc-man và các bộ tộc khác sau khi lật đổ đế quốc La Mã.
- Những việc làm của người Giéc-man và các bộ tộc khác sau khi lật đổ đế quốc La Mã năm 476:
- Thành lập nhiều vương quốc mới: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ăng-lô-Xắc-xông.
→ Về sau phát triển thành các quốc gia Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Anh,…
- Những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu :
- Từ thế kỉ VIII: xã hội phong kiến ở Tây Âu hình thành, bắt đầu từ vương quốc Phơ-răng.
- Tầng lớp thủ lĩnh quân sự người Giéc-man được chia nhiều ruộng đất và phong tước, hình thành tầng lớp quý tộc quân sự.
- Nhà thờ Thiên Chúa giáo được chính quyền phong tặng ruộng đất.
- Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành, xuất hiện giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Tầng lớp tăng lữ trở nên giàu có.
Quý tộc quân sự và tăng lữ từng bước trở thành lãnh chúa.
Nô lệ được giải phóng và nông dân mắt ruộng đất trở thành nông nô, phải nộp tô thuế và phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành vào thế kỉ IX.
Mở rộng kiến thức
- Từ thế kỉ VI trở đi, các cuộc chiến tiếp tục diễn ra giữa các vương quốc của người Giéc-man.
- Xã hội phong kiến Tây Âu dần dần được hình thành cùng với những cuộc chiến tranh đó.
- Sau mỗi chiến thắng, nhà vua ban những vùng đất đai rộng lớn cho các tướng lĩnh thân cận, lập thành những lãnh địa, đồng thời phong cho họ các tước vị như công tước, hầu tước, bá tước,...
- Hiệp sĩ là tầng lớp thấp nhất trong thứ tự đẳng cấp phong kiến Tây Âu nhưng lại đông đảo nhất.
- Phổ biến trong thời trung đại là hình ảnh hiệp sĩ cưỡi ngựa, mặc áo giáp, đeo phù hiệu của lãnh địa.
- Họ phục vụ, xông pha trận mạc, đấu kiếm tay đôi trong danh dự. Họ là những chiến binh sẵn sàng chết để bảo vệ tôn chủ của mình, bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, hào hiệp, sẵn sàng tha thứ, nhã nhặn và tôn thờ phụ nữ.
- Ngày nay, hiệp sĩ vẫn là một danh hiệu được Nữ hoàng Anh ban tặng dành cho những người có đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển chung của nước Anh.
- Đặc điểm lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Giới thiệu chung
- Đến thế kỉ IX, trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu hình thành.
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyên ở Tây Âu.
- Trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng pháo, đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ.... với hào sâu và tường bao quanh, xung quanh là đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng,…
- Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Nhiệm vụ 1: Trình bày đặc điểm kinh tế trong lãnh địa của phong kiến Tây Âu.
- Nhiệm vụ 2: Trình bày đặc điểm xã hội trong lãnh địa của phong kiến Tây Âu.
- Đặc điểm kinh tế trong lãnh địa phong kiến Tây Âu:
- Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi, làm các nghề thủ công (dệt vải, rèn đúc công cụ vũ khí).
- Kinh tế mang tính tự nhiên, tự cấp. tự túc. Nông nô chủ yếu mua muối và sắt, ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Đặc điểm xã hội trong lãnh địa của chế độ phong kiến Tây Âu:
- Cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.
- Lãnh chúa không phải lao động, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc tùng, hội hè trong lâu đài, dinh thự.
- Nông nô có gia đình, nhà cửa và tài sản riêng, thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nặng.
Kết luận
Quan hệ xã hội chính trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô, lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô.
Mở rộng kiến thức
- Cấu trúc xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại:
- Vua: ban cấp ruộng đất cho quý tộc quân sự, nhà thờ để đổi lấy sự ủng hộ của họ.
- Quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ: cung cấp các hiệp sĩ, binh lính và tham chiếm, ủng hộ tiền bạc cho vua.
- Hiệp sĩ: có quan hệ mật thiết với quý tộc để bảo vệ quý tộc.
- Nông nô: lệ thuộc vào lãnh chúa, canh tác nông nghiệp trên đất của lãnh chúa và nộp tô thuế.
- Thành thị Tây Âu trung đại
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Thành thị Tây Âu trung đại:
Nội dung
|
Thành thị Tây Âu thời trung đại
|
Thời gian
|
Từ cuối thế kỉ XI.
|
Nguồn gốc
|
Thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, ngã ba, ngã tư.
|
Cấu trúc
|
Có phố phường, bến cảng, rạp hát, nhà thờ,…
|
Kinh tế
|
Thủ công nghiệp, thương nghiệp là chủ đạo.
|
Xã hội
|
Chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
|
Ý nghĩa
|
Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
|
Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
|
Tạo điều kiện cho các trường đại học xuất hiện, truyền bá văn hoá,…
|
Mở rộng kiến thức
- Không khí tự do ở thành thị đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện các trường đại học.
- Xuất hiện các tầng lớp mới như thị dân, thương nhân,…
- Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, đời sống nâng cao nên có nhu cầu khám phá tri thức, khoa học,…
Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại?
Một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại:
- Đại học Bô-lô-na (I-ta-li-a)
- Đại học O-xphớt (Anh)
- Đại học Bô-lô-na (I-ta-li-a) được thành lập vào năm 1088, được xem là đại học lâu đời nhất trên thế giới với chất lượng giảng dạy hàng đầu không chỉ ở Ý mà còn trên toàn châu Âu.
- Khẩu hiệu của trường đại học có nghĩa là "người mẹ nuôi dưỡng các ngành học". Trường đại học có khoảng 100.000 sinh viên theo học ở 11 trường thành viên; và có các trung tâm chi nhánh.
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
Quan sát Hình 1.5 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo.
- Thiên chúa giáo ra đời ở đâu? Vào khoảng thời gian nào?
- Ai là người đã sáng lập ra Thiên chúa giáo?
- Thiên chúa giáo đã phát triển ra sao cho đến thời kì phong kiến?
- Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay).
- Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bán và tín điều của đạo Do Thái.
- Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo được đông đảo người dân tin theo, nhưng bị chính quyền của để quốc La Mã ngăn cản.
- Đến thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Giáo hội Thiên Chúa giáo trở thành một thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Tây Âu.
Nêu một vài hiểu biết của em về chúa Giê-su.
- Giê-su là một người Do Thái, nhà giảng thuyết và người sáng lập ra Thiên chúa giáo thế kỉ I.
- Tên gọi Giê-su trong tiếng Do Thái có nghĩa là Đức chúa là đấng cứu độ.
- Những gì chúng ta biết được về Giê-su là do được ghi chép trong kinh thánh Tân Ước.
- Công giáo du nhập vào Việt Nam gắn với hoạt động của các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, người Pháp: nhà truyền giáo tiêu biểu là A-léch-xăng đờ Rỏt, các nhà truyền giáo mở đường cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân nhưng cũng sáng tạo ra chữ Quốc ngữ cho Việt Nam,…
LUYỆN TẬP
Câu 1: Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, chiến tranh liên tiếp diễn ra, Vương quốc nào đã dần dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa?
- Vương quốc Tây Gốt
- Vương quốc Văng Đan
- Vương quốc Phơ – răng
- Vương quốc Ăng-glô Xác-xông
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
- Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
- Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa.
- Các lãnh địa có chung quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường.
- Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.
Câu 3: Quan hệ xã hội chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là:
- Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
- Quan hệ giữa quý tôc tăng lữ và nông dân tự do bị mất hết ruộng đất.
- Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
- Quan hệ giữa thủ lĩnh quân sự và nông nô.
Câu 4: Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?
- Pháp
- I-ta-li-a
- Đức
- Áo
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự ra đời của Thiên chúa giáo?
- Thiên Chúa giáo ra đời từ thế kỉ I ở Pa-le-xtin.
- Đứng đầu là Giáo hoàng, người có quyền lực chính trị, ảnh hưởng đến sự cai trị của các vị vua.
- Nhà thờ trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá trong cuộc sống của người dân Tây Âu.
- Một bộ phận nhỏ người dân Tây Âu là giáo dân.
VẬN DỤNG
- Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị? Vì sao?
- Hãy đóng vai một người nông nô (hoặc một lãnh chúa), kế lại công việc thường ngày của mình trong các lãnh địa.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại kiến thức đã học
Làm bài tập Bài 1 SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử
Đọc và tìm hiểu trước Bài 2
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 7 Cánh diều bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu