A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị
A. mm B. dm C. cm D. Tùy từng bản vẽ
Câu 2. Trước số chỉ kích thước đường tròn, người ta ghi kí hiệu gì?
A. d B. R C. Ø D. O
Câu 3. Khối đa diện được bao bởi
A. Các hình chữ nhật. B. Các hình tam giác cân.
C. Các hình trụ. D. Các hình đa giác phẳng.
Câu 4. Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu
A. Song song với mặt phẳng cắt.
B. Song song với nhau.
C. Cùng đi qua một điểm.
D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Câu 5. Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu cạnh nằm ở vị trí
A. Bên trái hình chiếu đứng. B. Bên phải hình chiếu đứng.
C. Trên hình chiếu đứng. D. Dưới hình chiếu đứng.
Câu 6. Khối nào sau đây là khối đa diện?
A. Khối hình chữ nhật. B. Khối lăng trụ tam giác đều.
C. Khối hình thoi. D. Khối hình vuông.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?
A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải.
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên.
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới.
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn.
Câu 8. Quan sát hình sau và cho biết đây là bản vẽ khối nào?
A. Khối chóp tứ giác. B. Khối trụ. C. Khối cầu. D. Khối nón.
Câu 9. Khung tên gồm
A. Các hình biểu diễn để thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết.
B. Kích thước chung, kích thước bộ phận chi tiết. Kích thước dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
C. Các chỉ dẫn về gia công, các chỉ dẫn về xử lí bề mặt.
D. Các thông tin về tên gọi, vật liệu chế tạo, tỉ lệ, người vẽ, người kiểm tra và cơ sở thiết kế hoặc chế tạo.
Câu 10. Yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ sau là gì?
A. Mạ kẽm, thép. B. Mạ thép, làm tù vòng đai.
C. Làm tù cạnh của vòng đai. D. Làm tù cạnh, mạ kẽm.
Câu 11. Có thể dự đoán chi phí xây dựng ngôi nhà dựa vào
A. Hình biểu diễn và số liệu. B. Bản vẽ lắp.
C. Bản vẽ chi tiết. D. Bản vẽ phối cảnh.
Câu 12. Quan sát hình dưới đây và cho biết bản vẽ gồm hình chiếu nào?
A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu bằng.
C. Hình chiếu cạnh. D. Hình chiếu xiên.
Câu 13. Nối các kết quả sau với nội dung đọc tương ứng
Nội dung đọc | Kết quả |
1. Yêu cầu gia công | a. Mạ kẽm |
2. Yêu cầu xử lí bề mặt | b. Làm cùn cạnh |
3. Vật liệu chế tạo | c. 1:1 |
4. Tỉ lệ | d. Thép |
A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d. B. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c.
C. 1-d; 2-c; 3-b; 4-a. D. 1-d; 2-b; 3-d; 4-c.
Câu 14. Trình tự đọc bản vẽ nhà là
A. Khung tên – Hình biểu diễn – Kích thước – Các bộ phận chính của ngôi nhà.
B. Khung tên – Các bộ phận chính của ngôi nhà – Kích thước – Hình biểu diễn.
C. Các bộ phận chính của ngôi nhà – Hình biểu diễn – Kích thước – Khung tên.
D. Kích thước – Các bộ phận chính của ngôi nhà – Hình biểu diễn – Khung tên.
Câu 15. Để chế tạo thân máy, vỏ máy bay,… người ta sử dụng
A. Hợp kim của đồng. B. Hợp kim của nhôm.
C. Gang. D. Thép.
Câu 16. Sản phẩm nào sau đây được tạo thành từ chất dẻo?
A. Chai nhựa B. Xoong C. Khung cửa D. Lõi dây điện
Câu 17. Cao su được dùng để làm
A. Nắp chắn rác. B. Pít tông động cơ.
C. Vỏ dây cáp điện. D. Đai truyền.
Câu 18. Truyền động đai, bánh ma sát là truyền động
A. Ăn khớp. B. Nhờ ma sát. C. Nhờ trọng lực. D. Nhờ áp suất.
Câu 19. Bộ truyền đai không có ứng dụng trong
A. Máy nghiền bột. B. Máy thái khoai sắn.
C. Máy nén khí. D. Các loại hộp số ô tô, xe máy.
Câu 20. Quan sát hình sau và cho biết tên của bộ phận số 2.
A. Dây xích. B. Dây đai.
C. Bánh răng bị dẫn. D. Bánh răng dẫn.
Câu 21. Để biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại, ta dùng
A. Cơ cấu tay quay con trượt. B. Cơ cấu tay quay thanh lắc.
C. Cơ cấu truyền động đai. D. Cơ cấu truyền động xích.
Câu 22. Quan sát hình sau và cho biết vị trí số 1 ứng với bộ phận nào của cưa tay.
A. Khung cưa. B. Lưỡi cưa.
C. Đai ốc căng lưỡi cưa. D. Chốt lắp lưỡi cưa
Câu 23. Bước 3 trong quy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay là
A. Lấy dấu. B. Kiểm tra lưỡi cưa.
C. Kẹp phôi. D. Thao tác cưa.
Câu 24. Hãy cho biết tên của loại dũa trong hình sau
A. Dũa vuông. B. Dũa dẹt. C. Dũa tam giác. D. Dũa tròn.
Câu 25. A có nhiệm vụ thay đổi những phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn như dụng cụ cắt, dụng cụ cầm tay,… Công việc của A là
A. Kĩ sư cơ khí. B. Thợ vận hành máy công cụ.
C. Thợ sửa chữa xe có động cơ. D. Nhà sản xuất xe.
Câu 26. Muốn làm việc ở viện nghiên cứu, công ty sản xuất cơ khí, em có thể làm công việc của
A. Đầu bếp. B. Kĩ sư cơ khí.
C. Thợ may. D. Thợ sửa chữa xe có động cơ.
Câu 27. Cơ cấu tay quay con trượt được ứng dụng trong
A. Động cơ đốt trong. B. Xích xe đạp. C. Máy khâu đạp chân. D. Máy nghiền bột.
Câu 28. ___________ là phương pháp gia công nguội nhằm bóc đi một lớp kim loại mỏng trên bề mặt chi tiết có tiết diện nhỏ.
A. Cắt kim loại bằng cưa tay. B. Đục.
C. Dũa. D. Cắt kim loại bằng cưa điện.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Hãy cho biết đặc điểm và ứng dụng của cao su.
b. Hãy mô tả cách cầm búa, đục và tư thế đứng đục.
Câu 2. (1,0 điểm) Cho bộ truyền bánh đai. Bánh dẫn có đường kính D1 = 84 cm, quay với tốc độ n1 = 120 vòng/phút. Bánh bị dẫn có tốc độ quay n2 = 480 vòng/phút. Tính tỉ số truyền i của bộ truyền đai và đường kính bánh bị dẫn.
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 - A | 2 - C | 3 - D | 4 - D | 5 - B | 6 - B | 7 - B |
8 - B | 9 - D | 10 - D | 11 - A | 12 - C | 13 - B | 14 - A |
15 - B | 16 - A | 17 - D | 18 - B | 19 - D | 20 - C | 21 - B |
22 - A | 23 - C | 24 - A | 25 - B | 26 - B | 27 - A | 28 - C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. - Cao su có màu đen đặc trưng, tính dẻo và đàn hồi tốt, có khả năng cách điện và cách âm, rất dễ gia công nhiệt. - Cao su được ứng dụng làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, đệm cao su, sản phẩm cách điện,…. b. Cách cầm búa, đục và tư thế đứng đục: - Tay thuận cầm búa, cách đuôi cán búa một khoảng từ 20 – 30 mm. - Tay còn lại cầm đục, cách đuôi đục một khoảng từ 20 – 30 mm. - Người đứng thẳng, chân thuận hợp với trục ngang của ê tô một góc khoảng 75o và hợp với chân còn lại một góc khoảng 75o. |
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | Áp dụng công thức tính tỉ số truyền động: |
0,5 điểm 0,5 điểm |
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 – CÁNH DIỀU
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0,75 |
2. Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản | 4 |
| 1 |
|
|
|
|
| 5 |
| 1,25 |
3. Bản vẽ chi tiết | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 3 |
| 0,75 |
4. Bản vẽ lắp |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
| 0,25 |
5. Bản vẽ nhà |
|
| 2 |
|
|
|
|
| 2 |
| 0,5 |
6. Vật liệu cơ khí | 2 |
| 1 | 0,5 |
|
|
|
| 3 | 0,5 | 1,75 |
7. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay | 3 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 2,0 |
8. Truyền và biến đổi chuyển động | 3 |
| 1 |
| 1 | 0,5 |
|
| 5 | 0,5 | 2,25 |
9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến |
|
| 1 |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 0,5 |
Tổng số câu TN/TL | 14 |
| 8 | 0,5 | 6 | 0,5 |
| 1 | 28 | 2 | 10 |
Điểm số | 3,5 |
| 2,0 | 1,0 | 1,5 | 1,0 |
| 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35 % | 3,0 điểm 30 % | 2,5 điểm 25 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 100% |
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL
| TN | |||
VẼ KĨ THUẬT |
| 14 |
|
| ||
1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật | Nhận biết | - Nêu được đơn vị của kích thước trong bản vẽ kĩ thuật. |
| 1 |
| C1 |
Thông hiểu
| - Chỉ ra được phát biểu đúng về đường kích thước. | 1 | C7 | |||
Vận dụng | - Chỉ ra kí hiệu được viết trước số chỉ kích thước đường tròn. | 1 | C2 | |||
2. Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản | Nhận biết | - Chỉ ra các hình bao quanh khối đa diện. - Nêu được đặc điểm của các tia chiếu trong phép chiếu vuông góc. - Nêu được vị trí của hình chiếu cạnh. - Chỉ ra được khối đa diện. |
| 4 |
| C3
C4
C5
C6 |
Thông hiểu | - Chỉ ra được khối đa diện dựa vào bản vẽ. |
| 1 |
| C8 | |
3. Bản vẽ chi tiết | Nhận biết | - Nêu được các nội dung có trong phần khung tên. |
| 1 |
| C9 |
Thông hiểu | - Nối nội dung đọc với kết quả tương ứng. |
| 1 |
| C13 | |
Vận dụng | - Chỉ ra được yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết. |
| 1 |
| C10 | |
4. Bản vẽ lắp | Vận dụng | - Chỉ ra được hình chiếu có trong bản vẽ. |
| 1 |
| C12 |
5. Bản vẽ nhà | Thông hiểu | - Chọn yếu tố cần dùng khi muốn dự đoán chi phí xây dựng nhà. - Nêu được trình tự đọc bản vẽ nhà. |
| 2 |
| C11
C14 |
CƠ KHÍ | 2 | 14 |
|
| ||
6. Vật liệu cơ khí | Nhận biết | - Chỉ ra sản phẩm được tạo thành từ chất dẻo. - Chỉ ra ứng dụng của cao su. |
| 2 |
| C16
C17 |
Thông hiểu | - Gọi được tên của vật liệu dựa vào ứng dụng. - Chỉ ra đặc điểm đặc điểm và ứng dụng của cao su. | 0,5 | 1 | C1a | C15 | |
7. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay | Nhận biết | - Nêu được truyền động đai, bánh ma sát là truyền động nhờ ma sát. - Chỉ ra ứng dụng không phải của bộ truyền đai. - Nêu được cơ cấu cần dùng để đáp ứng nhu cầu đã nêu. - Ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt |
| 4 |
| C18
C19
C21
C27 |
Thông hiểu | - Nêu tên bộ phận dựa vào hình vẽ. |
| 1 |
| C20 | |
Vận dụng | - Tính tỉ số truyền i của bộ truyền bánh đai và đường kính bánh bị dẫn. | 1 |
| C2 |
| |
8. Truyền và biến đổi chuyển động | Nhận biết | - Nêu được bước 3 trongquy trình thực hiện các thao tác cắt kim loại bằng cưa tay. - Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu. |
| 2 |
| C23
C28 |
Thông hiểu | - Chỉ ra tên loại dũa dựa vào hình đã cho. |
| 1 |
| C24 | |
Vận dụng | - Nêu tên bộ phận dựa vào hình vẽ. - Mô tảcách cầm búa, đục và tư thế đứng đục. | 0,5 | 1 | C1b | C22 | |
9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến | Thông hiểu | - Dựa vào yêu cầu để chọn nghề nghiệp phù hợp. |
| 1 |
| C25 |
Vận dụng | - Chọn được ngành học liên quan đến nghề nghiệp. |
| 1 |
| C26 |